Kiểm duyệt nội dung: DS. Ori Derm
Chuyên khoa: Dược
Cập nhật:
Thường xuyên dùng son dưỡng nhưng trình trạng môi thâm, khô căng, nứt nẻ vẫn không được cải thiện. Nguyên nhân có thể là do đôi môi đang có nhiều tế bào chết, cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất của môi. 10 mẹo tẩy tế bào chết môi tại nhà dưới đây sẽ là giải pháp lý tưởng giúp bạn lấy lại đôi môi hồng hào, căng bóng và tràn đầy sức sống.
10 Mẹo Tẩy Tế Bào Chết Môi Tại Nhà Cho Đôi Môi Hồng Hào, Căng Mọng
Nguyên nhân môi bị thâm, bong tróc
Tương tự như da, đôi môi cũng trải qua quá trình tái tạo và đào thải tế bào chết. Nếu lớp da chết này không được loại bỏ kịp thời sẽ làm cho đôi môi trở nên thâm sần, khô ráp và bong tróc gây khó chịu. Ngoài quá trình đào thải tự nhiên này, cũng còn nhiều yếu tố khác làm cho đôi môi bị thâm đen nhanh chóng. Theo đó:
Nguyên nhân môi bị thâm, bong tróc
Thời tiết hanh khô hoặc ngồi máy lạnh lâu sẽ khiến cho môi bị mất nước, thiếu ẩm. Về lâu dài đôi môi sẽ gặp tình trạng khô căng và xỉn màu.
Tác hại của tia UV gây tổn thương môi đồng thời kích thích sản sinh sắc tố melanin làm môi bị thâm.
Thói quen hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa chất Nicotine, không chỉ gây hại đến sức khỏe mà còn làm thay đổi màu môi.
Thường xuyên uống trà và cà phê. Chất Caffeine có trong hai loại nước này dễ làm cho môi bị xỉn màu và làm vàng răng.
Các hành động thường ngày như liếm mối, chạm tay lên môi, ngậm môi,... vô tình lấy đi lớp dầu bảo vệ môi, dẫn đến tình trạng khô môi, thâm môi.
Hóa chất trong mỹ phẩm cũng là một yếu tố làm thâm môi nhanh hơn, đặc biệt là thành phần chì có khả năng làm tổn thương môi nghiêm trọng.
Lợi ích bất ngờ khi tẩy tế bào chết môi
Tẩy tế bào chết là một trong những bước chăm sóc môi cơ bản. Nó giúp loại bỏ lớp tế bào sừng già cỗi trên môi, thúc đẩy quá trình tái tạo da mới. Mang lại đôi môi mềm mại và tối đa hoá hiệu quả của quy trình chăm sóc môi.
Lợi ích bất ngờ khi tẩy tế bào chết môi
Việc tẩy tế bào chết đúng cách và đều đặn sẽ mang đến cho đôi môi nhiều lợi ích bất ngờ. Cụ thể:
Giúp loại bỏ lớp da chết làm mất thẩm mỹ cho môi
Cho đôi môi hồng hào, căng mọng và khỏe mạnh
Giúp môi hấp thụ tốt các dưỡng chất trong son dưỡng
Tạo độ ẩm cho môi, giảm thiểu tình trạng bong tróc, nứt nẻ
Giúp môi lên màu chuẩn khi dùng son trang điểm.
10 cách tẩy tế bào chết môi hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà
Để sở hữu đôi môi hồng hào và căng tràn sức sống, bạn hãy thử áp dụng 10 cách tẩy da chết môi tại nhà bằng những nguyên liệu cực kỳ đơn giản, dễ tìm sau đây:
Tẩy da chết môi bằng muối, đường và vaseline
Tẩy tế bào chết cho môi thâm bằng cà phê và mật ong
Kết hợp chanh và baking soda để tẩy da chết môi
Tẩy tế bào chết đôi môi bằng bã cà phê và dầu dừa
Lấy tế bào chết môi bằng cánh hoa hồng
Công thức tẩy da chết môi bằng bột yến mạch
Tạm biệt bờ môi xỉn màu với dâu tây và đường nâu
Tẩy tế bào chết môi hiệu quả với đường và cà chua
Tẩy da chết môi bằng bưởi, đường, mật ong và dầu ô liu
Dùng kem đánh răng và mật ong để tẩy da chết ở môi
1. Tẩy da chết môi bằng muối, đường và vaseline
Đường, muối và vaseline là công thức hoàn hảo để tẩy tế bào chết cho đôi môi. Trong đó, vaseline là nguyên liệu cho hiệu quả dưỡng ẩm cao và có khả năng thẩm thấu nhanh trên môi. Kết hợp với muối có đặc tính kháng khuẩn và đường giúp dưỡng môi mềm mại và căng mọng hơn. Hỗn hợp này có tác dụng làm sạch bụi bẩn và lấy đi lớp tế bào chết trên môi, đồng thời bổ sung dưỡng chất giúp đôi môi của bạn hồng hào và tươi tắn hơn.
Tẩy da chết môi bằng muối, đường và vaseline
Công thức thực hiện:
Trộn hỗn hợp Vaseline, đường, muối với tỉ lệ 1-2-2
Rửa sạch môi bằng nước ấm, sau đó thoa đều hỗn hợp này lên môi
Dùng tay massage nhẹ trên môi cho lớp da chết dễ bong tróc hơn
Chờ 1-2 phút sau đó rửa sạch môi với nước sạch và lau khô.
Trong phương pháp này, bạn nên cân nhắc lựa chọn muối và đường có hạt mịn và siêu nhỏ để tránh trường hợp làm xước môi.
2. Tẩy tế bào chết cho môi thâm bằng cà phê và mật ong
Cà phê và mật ong là 2 nguyên liệu phổ biến, dễ tìm trong tủ bếp của mọi nhà nhưng lại có công dụng tuyệt vời trong việc tẩy tế bào chết cho môi. Axit nicotinic (Vitamin B) - một chất trong bột cà phê có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, loại bỏ lớp da chết sần sùi cho đôi môi căng bóng, mịn màng. Mật ong giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi, hỗ trợ giảm thâm và tạo độ hồng tự nhiên cho môi.
Tẩy tế bào chết cho môi thâm bằng cà phê và mật ong
Cách thực hiện:
Trộn đều 1 thìa cà phê và 1 thìa mật ong để tạo thành hỗn hợp sền sệt
Thoa hỗn hợp lên môi và giữa nguyên trong vòng 5 phút để giúp môi hấp thụ tối đa các dưỡng chất
Rửa sạch môi với nước ấm.
Nên lựa chọn mật ong nguyên chất, không pha trộn các chất tạo ngọt để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho đôi môi.
3. Kết hợp chanh và baking soda để tẩy da chết môi
Baking soda là một nguyên liệu quen thuộc được dùng để làm bánh, có tính tẩy nhẹ cho hiệu quả tích cực trong việc tẩy tế bào chết cho môi. Bên cạnh đó, trái chanh có tính kháng khuẩn, chứa nhiều dưỡng tốt cho môi, đặc biệt là vitamin C. Kết hợp cả hai nguyên liệu này, bạn sẽ có được một hỗn hợp tẩy tế bào chết an toàn và dịu nhẹ cho môi.
Kết hợp chanh và baking soda để tẩy da chết môi
Với phương pháp này, bạn cần chuẩn bị nước cốt chanh và baking soda, trộn đều theo tỉ lệ 1:1. Bôi hỗn hợp này lên môi, giữ nguyên ít nhất 5 phút để dưỡng chất thẩm thấu vào môi. Sau đó, tiến hành massage nhẹ nhàng để lấy đi lớp tế bào chết trên bề mặt môi. Khi cảm thấy đôi môi đã được làm sạch, mềm mại thì bạn có thể kết thúc quy trình này bằng cách rửa sạch môi với nước ấm.
4. Tẩy tế bào chết môi bằng bã cà phê và dầu dừa
Dầu dừa là một thành phần giàu dưỡng chất, giúp cung cấp độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô căng và nứt nẻ cho đôi môi. Hơn thế nữa, dầu dừa cũng có khả năng ức chế sự sản sinh hắc tố Melanin, cải thiện tình trạng môi thâm sạm, xỉn màu kém thẩm mỹ. Sử dụng hỗn hợp cà phê và dầu dừa để tẩy tế bào chết trên đôi môi là một cách đơn giản và tiết kiệm mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Kết quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên vì sự cải thiện đáng kể của đôi môi sau đó.
Tẩy tế bào chết môi bằng bã cà phê và dầu dừa
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị 1 muỗng dầu dừa nguyên chất và 1 muỗng bã cà phê
Trộn đều hai nguyên liệu trên, dùng hỗn hợp trộn được massage nhẹ nhàng lên môi để loại bỏ tế bào chết.
Giữ hỗn hợp trên môi từ 5-7 phút, sau đó rửa sạch môi với nước ấm.
Lưu ý không nên sử dụng quá nhiều dầu dừa sẽ khiến cho hỗn hợp bị lỏng, nhanh chảy và không bám dính được trên môi.
5. Lấy tế bào chết môi bằng cánh hoa hồng
Bên cạnh khả năng cân bằng và se khít lỗ chân lông, cánh hoa hồng còn có khả năng đánh bay các tế bào chết trên môi một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Với thành phần vitamin B, vitamin C cùng các chất chống oxy hóa, cánh hoa hồng giúp thúc đẩy quá trình tự phục hồi và tái tạo của môi, trả cho bạn đôi môi hồng hào, không kém phần quyến rũ.
Lấy tế bào chết môi bằng cánh hoa hồng
Các bước thực hiện:
Ngâm cánh hoa hồng trong sữa tươi trong 3 tiếng
Nghiền nhỏ hoặc xay mịn chúng thành hỗn hợp sánh mịn
Thoa hỗn hợp lên môi và để nguyên trong 20 phút
Rửa lại với nước sạch và bôi dưỡng ẩm cho môi.
6. Công thức tẩy da chết môi bằng bột yến mạch
Bột yến mạch là nguyên liệu được dùng để tẩy tế bào chết cho môi an toàn và hiệu quả. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào bao gồm các vitamin, chất xơ và khoáng chất, bột yến mạch giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho môi. Cho đôi môi khỏe mạnh, căng bóng và giàu sức sống. Đặc biệt, thành phần Saponin và các chất chống oxy hóa trong nguyên liệu này còn mang đến hiệu quả làm sạch da chết tối ưu trên môi.
Công thức tẩy da chết môi bằng bột yến mạch
Cách thức hiện:
Dùng sữa tươi/nước ấm hoặc nước cốt chanh để pha trộn bột yến mạch
Đắp hỗn hợp lên môi, massage môi theo chiều chuyển động tròn
Sau 2-3 phút, rửa sạch môi với nước ấm.
7. Tạm biệt bờ môi xỉn màu với dâu tây và đường nâu
Dâu tây không chỉ có tính axit và giàu chất chống oxy hóa với hàm lượng cao, mà còn chứa nhiều loại vitamin tốt cho môi. Nhờ vậy mà nó trở thành một nguyên liệu tẩy tế bào chết cho môi cực kỳ hiệu quả và lành tính, phù hợp với mọi tình trạng môi. Sự kết hợp giữa dâu tây và đường nâu tạo thành hỗn hợp tẩy da chết môi dạng lip scrub tự nhiên. Nhẹ nhàng lấy đi lớp tế bào chết sần sùi và xỉn màu trên môi.
Tạm biệt bờ môi xỉn màu với dâu tây và đường nâu
Cách sử dụng dâu tây và đường nâu để tẩy da chết môi rất đơn giản. Chỉ cần bạn nghiền nhỏ dâu tây rồi trộn đều với 2 muỗng đường nâu. Thoa hỗn hợp này lên môi và giữ nguyên trong vài phút. Sau đó rửa lại với nước, lau khô và tiếp tục thực hiện các bước dưỡng ẩm cho môi.
8. Tẩy tế bào chết môi hiệu quả với đường và cà chua
Trong phương pháp này, đường đóng vai trò như thành phần chà xát giúp lấy đi lớp da chết ở môi, mang lại một đôi môi tươi mới và mềm mịn. Còn cà chua hoạt động như một chất chống oxy hóa với vitamin A, E cùng các dưỡng chất khác bao gồm lycopene, sắt, kẽm,... Giúp tăng cường quá trình trao đổi chất dưới của môi, đồng thời củng cố lớp hàng rào bảo vệ môi. Cho hiệu quả dưỡng ẩm sâu cho môi và cải thiện rõ rệt tình trạng thâm môi.
Tẩy tế bào chết môi hiệu quả với đường và cà chua
Cách bước thực hiện:
Lựa một quả cà chua tươi, còn nguyên cuốn
Dùng dao cắt cà chua thành từng khoanh nhỏ
Lấy khoanh cà chua vừa cắt chấm với đường rồi chà nhẹ lên môi
Kết hợp massage môi theo chiều kim đồng hồ từ 3-5 phút
Cuối cùng, rửa lại môi với nước ấm cho sạch.
9. Tẩy da chết môi bằng bưởi, đường, mật ong và dầu ô liu
Đây sẽ là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả để chăm sóc và làm đẹp cho đôi môi của bạn. Hỗn hợp bưởi, đường, mật ong và dầu ô liu vừa giúp dưỡng ẩm môi hiệu quả vừa là công thức tẩy tế bào chết cho môi an toàn và dịu nhẹ.
Tẩy da chết môi bằng bưởi, đường, mật ong và dầu ô liu
Chỉ cần lấy 2 thìa cà phê nước ép bưởi, 1 thìa mật ong, 3 thìa đường và 1 thìa dầu ô liu, sau đó trộn đều hỗn hợp này. Thoa lên môi và để nguyên trong khoảng 5 phút. Sử dụng bàn chải lông mềm để massage nhẹ nhàng lên môi nhằm loại bỏ lớp tế bào chết. Cuối cùng, rửa sạch môi với nước sạch để hoàn tất quy trình làm đẹp cho đôi môi của bạn.
10. Kết hợp kem đánh răng và mật ong nguyên chất để tẩy da chết ở môi
Mật ong là một nguyên liệu vô cùng hữu ích cho những ai đang sở hữu đôi môi khô, nứt nẻ và xỉn màu. Khi kết hợp mật ong nguyên chất với kem đánh răng, bạn sẽ có một hỗn hợp có nhiều công dụng tuyệt vời cho môi như tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm và giảm thâm môi.
Kết hợp kem đánh răng và mật ong nguyên chất để tẩy da chết ở môi
Cách thực hiện:
Trộn 1-2 cm kem đánh răng với 1 thìa mật ong cho đến khi chúng được hoàn quyện với nhau
Bôi hỗn hợp lên môi như một lớp mặt nạ và để trong vòng 15 phút
Sử dụng bàn chải đánh răng để loại bỏ tế bào chết trên môi
Rửa sạch môi bằng nước, sau đó bôi một lớp son dưỡng môi hoặc dầu dừa để cấp ẩm cho môi.
Trong quá trình loại bỏ tế bào chết cho môi, bạn nên lưu ý chỉ nên dùng một lực cực kỳ nhẹ để tránh tình trạng xước, nứt, hoặc chảy máu môi.
Lưu ý khi tẩy tế bào chết môi tại nhà
Để tẩy da chết đúng cách, an toàn và không làm tổn thương môi, bạn nên cân nhắc một số lưu ý quan trọng dưới đây:
Lưu ý khi tẩy tế bào chết môi tại nhà
Tần suất tẩy da chết môi
Da ở môi vốn dĩ mỏng manh và nhạy cảm hơn da mặt rất nhiều. Do đó, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết cho môi từ 2-3 lần/tuần, kể cả khi dùng các nguyên liệu từ thiên nhiên hay các sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi chuyên dụng. Việc lạm dụng tẩy tế bào chết quá nhiều sẽ gây tổn thương cho môi, làm suy yếu môi, thậm chí dẫn đến tình trạng rách môi.
Nguyên liệu tẩy tế bào chết
Các nguyên liệu cần dùng để tẩy tế bào chết cho môi tại nhà phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cũng như còn hạn sử dụng. Tránh dùng các nguyên liệu kém chất lượng, hư hỏng hoặc quá hạn để tẩy tế bào chết cho môi vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và gây kích ứng vùng môi.
Các trường hợp không nên tẩy tế bào chết ở môi
Khi môi đang bị trầy xước, nứt nẻ, bong tróc,… đồng thời có dấu hiệu rướm máu thì tuyệt đối không nên thực hiện tẩy tế bào chết cho môi. Việc này có thể làm vết thương ở môi trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
Hướng dẫn dưỡng môi sau khi tẩy tế bào chết
Sau khi tẩy tế bào chết môi, tình trạng khô căng, xỉn màu, thiếu sức sống của môi sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, để duy trì trạng thái khỏe mạnh, căng bóng và hồng hào tự nhiên cho môi thì bạn cần phải chăm sóc môi kỹ lưỡng.
Hướng dẫn dưỡng môi sau khi tẩy tế bào chết
Dưới đây là một số một số tip chăm sóc môi mà bạn nên áp dụng sau khi thực hiện tẩy tế bào chết cho môi:
Thoa son dưỡng môi trước khi đi ngủ mỗi ngày để đảm bảo đôi môi được cấp ẩm đầy đủ, điều này giúp môi luôn mềm mịn và đầy đặn. Son dưỡng môi Uriage Stick Lerves là một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Không chỉ giúp dưỡng ẩm cho đôi môi bị khô mà còn giúp phục hồi đôi môi hư tổn và bảo vệ môi khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
Ưu tiên các loại son dưỡng có chỉ số SPF 30 trở lên để bảo vệ môi khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Tạo thói quen uống đủ nước hàng ngày để cấp nước cho môi từ bên trong, giữ môi luôn được căng mọng, mượt mà.
Hạn chế cắn, liếm môi thường xuyên bởi hành động này sẽ khiến tình trạng khô môi trở nên trầm trọng hơn.
Môi là một phần quan trọng giúp tôn lên vẻ đẹp của gương mặt. Vì thế hãy duy trì thói quen tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm môi để giữ cho đôi môi luôn khỏe mạnh, hồng hào và quyến rũ.
Câu hỏi thường gặp:
Vì sao nên tẩy tế bào chết môi?
Tẩy tế bào chết môi là quá trình loại bỏ tế bào sừng già cỗi ở môi giúp tăng cường tuần hoàn máu và đẩy nhanh quá trình tái tạo da môi mới. Nhờ đó cải thiện tốt tình trạng khô và nứt nẻ của môi. Cho đôi môi mềm mịn, căng mọng và hồng hào. Bên cạnh đó, việc loại bỏ tế bào chết ở môi cũng giúp các dưỡng chất trong son dưỡng hoạt động hiệu quả hơn.
Nên tẩy da chết môi trước hay thoa son dưỡng trước?
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tẩy tế bào chết môi trước để loại bỏ tế bào da cũ, tạo điều kiện cho các dưỡng chất thẩm thấu vào môi tốt hơn. Sau đó thoa son dưỡng môi để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da môi. Điều này giúp bạn sở hữu đôi môi mềm mại và lên màu chuẩn khi đánh son.