Kiểm duyệt nội dung: DS. Ori Derm
Chuyên khoa: Dược
Cập nhật:
Kem trị mụn và kem chống nắng đều là hai sản phẩm cần thiết trong quá trình chăm sóc da mụn. Vậy nên bôi kem trị mụn trước hay sau kem chống nắng để các dưỡng chất được phát huy tối đa hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này, cũng như giúp bạn xây dựng một quy trình chăm sóc da mụn hiệu quả.
Bôi kem trị mụn trước hay sau chống nắng để mang lại hiệu quả cao?
Tác dụng của kem trị mụn và kem chống nắng
Làn da mụn cần được chăm sóc đúng cách để tránh làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn và khó điều trị. Theo đó, kem trị mụn và kem chống nắng là hai sản phẩm thiết yếu trong quy trình chăm sóc da mụn, giúp thúc đẩy quá trình điều trị mụn hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Kem trị mụn
Là các sản phẩm có kết cấu dạng gel hoặc kem đặc, chứa các thành phần kháng viêm, diệt khuẩn và kiểm soát bã nhờn. Kem trị mụn hoạt động bằng cách tác động trực tiếp đến các tác nhân gây mụn, làm sạch sâu, se khít lỗ chân lông và ngăn chặn những tổn thương do mụn gây ra. Từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng mụn và ức chế sự hình thành của mụn mới.
Kem trị mụn
Công dụng của kem trị mụn:
Điều tiết dầu thừa trên da, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm do mụn.
Ức chế các vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa chúng xâm nhập vào lỗ chân lông.
Chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng cho các ổ mụn hiện có.
Kích thích quá trình bong tróc tế bào chết, thúc đẩy sự tái tạo da mới.
Hỗ trợ làm lành nhanh chóng các vết thương do mụn và ngừa thâm sẹo sau mụn.
Làm mờ vết thâm do mụn và ngăn mụn tái phát.
Kem chống nắng
Kem chống nắng thường có dạng xịt, kem, gel hoặc sữa. Được thiết kế để bảo vệ da toàn diện khỏi những tác động tiêu cực của tia UV. Bằng cách hấp thụ hoặc phản xạ một lượng tia UV từ ánh sáng mặt trời. Các tia UV này có khả năng phá hủy và biến đổi cấu trúc da nếu như tiếp xúc với da trong thời gian dài. Từ đó dẫn đến tình trạng sạm đen, nhăn nheo, chảy xệ,...
Kem chống nắng
Công dụng của kem chống nắng:
Bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVA và UVB, cùng với tình trạng cháy nắng.
Chống lão hóa da, ngăn ngừa các đốm nâu, nám, tàn nhang.
Tăng cường sức đề kháng cho da.
Giảm nguy cơ mắc ung thư da.
Ngăn ngừa mụn mới và hạn chế làm tổn thương các nốt mụn có sẵn.
Tạo lớp lót trang điểm nhẹ nhàng.
Khi kết hợp kem trị mụn và kem chống nắng, làn da sẽ được bảo vệ toàn diện, đồng thời giảm thiểu lượng bã nhờn tiết trên da và ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn phát triển. Từ đó, tình trạng mụn và các vấn đề do mụn gây ra cũng được cải thiện hiệu quả hơn. Vậy bôi kem chống nắng trước hay kem trị mụn trước? Mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết.
Da mụn nên bôi kem trị mụn trước hay sau kem chống nắng?
Thứ tự chăm sóc da đúng chuẩn không chỉ giúp ngăn ngừa mụn mà còn mang lại cho bạn làn da mềm mịn, sáng và đều màu tự nhiên. Khi chăm sóc da mụn, có sử dụng cả kem trị mụn và kem chống nắng, bạn nên bôi kem trị mụn trước, sau đó mới dùng kem chống nắng.
Da mụn nên bôi thuốc trị mụn trước hay kem chống nắng trước?
Vì kem trị mụn thường chứa các thành phần đặc trị như: BHA, Benzoyl Peroxide hay Retinoids. Chúng có thể làm cho da trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đồng thời, việc thoa kem trị mụn trước sẽ giúp các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu sâu vào da. Nhờ đó tăng cường hiệu quả điều trị mụn.
Kem chống nắng nên được sử dụng ở bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da và trước khi trang điểm. Nó có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi tia UV, tránh làm cản trở đến sự thẩm thấu của kem trị mụn. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng sạm đen và tổn thương cho da bởi tia UV.
Cách chọn kem trị mụn và kem chống nắng cho da mụn
Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề: bôi thuốc trị mụn trước hay kem chống nắng trước? Thì việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da cũng rất quan trọng. Bởi nếu sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm.
Dưới đây là một số tiêu chí mà bạn nên cân nhắc khi chọn kem trị mụn và kem chống nắng cho da mụn:
Cách chọn kem trị mụn
Cách chọn kem trị mụn
Kết cấu sản phẩm: Hãy ưu tiên các sản phẩm kem trị mụn có kết cấu mỏng nhẹ, đặc biệt là dạng gel để các dưỡng chất được thẩm thấu nhanh hơn, ngăn ngừa tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
Thành phần: Da mụn nên ưu ái các sản phẩm có chứa: Acid Salicylic, Axit Glycolic, Benzoyl Peroxide và Retinol. Vì chúng có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, gom cồi mụn hiệu quả mà không gây hại cho da. Bên cạnh đó, các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính và ít gây kích ứng da cũng là một sự lựa chọn tốt cho da mụn.
Thương hiệu: Chọn kem trị mụn từ những thương uy tín, được nhiều người tin dùng sẽ giúp bạn an tâm về chất lượng cũng như hiệu quả của sản phẩm. Đồng thời, cần tránh những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có thương hiệu hoặc không được kiểm định rõ ràng.
Cách chọn kem chống nắng
Cách chọn kem chống nắng
Kết cấu sản phẩm: Nên lựa chọn kem chống nắng có kết cấu dạng sữa, gel hoặc dạng xịt. Vì chúng thường mỏng nhẹ và thấm nhanh vào da, không gây bít tắc, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng bức. Bên cạnh đó, da mụn không nên sử dụng các loại kem có kết cấu quá đặc, vì nó sẽ làm tăng nguy cơ hình thành mụn.
Thành phần: Đối với da mụn, nên lựa chọn kem chống nắng chứa các thành phần an toàn và ít gây kích ứng da như titan dioxit hoặc kẽm oxit. Đồng thời, ưu tiên các sản phẩm có in nhãn “không chứa dầu” hoặc “không gây dị ứng” trên bao bì.
Chỉ số chống nắng: Theo khuyến nghị của Học viện Da liễu Hoa Kỳ, nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 hoặc cao hơn để bảo vệ da toàn diện khỏi tác hại của tia UV.
Bên cạnh những tiêu chí trên, khi chọn kem trị mụn và kem chống nắng, bạn cũng nên tránh các thành phần như: cồn, paraben, mineral oil, hương liệu và Oxybenzone. Vì chúng có thể gây kích ứng và làm cho làn da trở nên nhạy cảm hơn.
Chăm sóc da đúng cách với kem trị mụn và kem chống nắng
Bôi kem trị mụn trước hay sau kem chống nắng? Mỗi loại da đều cần một quy trình chăm sóc riêng để phù hợp với nhu cầu và tình trạng cụ thể của nó. Việc tuân thủ đúng thứ tự các bước chăm sóc da là rất quan trọng, vì điều này ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt chất. Đối với da dầu mụn, bạn nên thực hiện đầy đủ các bước sau:
Làm sạch sâu da mặt
Làm sạch sâu da mặt
Không chỉ riêng làn da mụn, tẩy trang là bước vô cùng cần thiết đối với mọi làn da. Đặc biệt là khi trang điểm và sử dụng kem chống nắng. Tẩy trang giúp loại bỏ lớp trang điểm, bụi bẩn và bã nhờn tích tụ lâu ngày, từ đó ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn.
Sau khi tẩy trang, việc sử dụng sữa rửa mặt phù hợp sẽ giúp da sạch sâu hơn và lấy đi những tạp chất còn sót lại. Điều này không chỉ làm thông thoáng lỗ chân lông mà còn là bước đệm để các bước dưỡng da tiếp theo đạt hiệu quả tốt hơn. Sau khi rửa mặt, bạn nên dùng khăn mềm hoặc bông tẩy trang để lau khô nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương da.
Dùng nước cân bằng da
Nước cân bằng da hay còn gọi là toner, là sản phẩm được dùng ngay sau bước làm sạch da. Toner có tác dụng làm dịu da và phục hồi độ pH nhờ các thành phần dưỡng ẩm như nước hoa hồng, Glycerin, chiết xuất lô hội và Hyaluronic acid. Khi da được duy trì ở trạng thái cân bằng, tình trạng tiết dầu sẽ được kiểm soát và hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông hiệu quả.
Dùng nước cân bằng da
Ngoài ra, toner còn có khả năng thâm nhập vào lỗ chân lông, giúp loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn còn sót lại sau bước rửa mặt, cho da sạch thoáng. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông mà còn tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất của da, giúp da ngày càng khỏe mạnh và rạng ngời hơn.
Bôi kem trị mụn
Bôi kem trị mụn
Sau bước làm sạch và cân bằng da, đây là thời điểm tốt nhất để kem trị mụn phát huy hiệu quả. Nếu mụn xuất hiện dày đặc tại một khu vực, hãy dùng tay để thoa một lớp kem trị mụn mỏng và phủ đều lên bề mặt da. Trong trường hợp chỉ có vài nốt mụn rời rạc, bạn nên dùng tăm bông, cẩn thận chấm một ít kem trị mụn lên từng nốt mụn.
Ngoài ra, khi sử dụng kem trị mụn, bạn lưu ý chỉ cần lấy một lượng vừa đủ để thoa hoặc chấm lên tất cả các khu vực có nguy cơ nổi mụn. Tránh lạm dụng kem quá nhiều lần trong ngày hay một lớp kem quá dày. Điều này không làm tăng hiệu quả điều trị mụn, mà còn có thể khiến làn da trở nên khô căng, mỏng, yếu và dễ bị kích ứng.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Một số thành phần trong kem trị mụn có thể làm cho da trở nên khô hơn sau khi sử dụng, vì vậy việc dưỡng ẩm là bước quan trọng tiếp theo trong quy trình chăm sóc da. Cung cấp độ ẩm cho da không chỉ giúp giảm cảm giác khô ráp mà còn ngăn ngừa tiết dầu quá mức, giữ cho làn da luôn khô thoáng và hạn chế hình thành mụn mới.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Bên cạnh đó, kem dưỡng ẩm còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho da, giúp củng cố hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa lão hóa và tăng cường khả năng phục hồi những tổn thương do mụn. Lưu ý, đối với làn da mụn, nên tránh xa các sản phẩm dưỡng ẩm có gốc dầu, có kết cấu kem nặng hoặc lotion chứa hương liệu để giảm thiểu nguy cơ kích ứng da.
Thoa kem chống nắng
Chống nắng là bước cuối cùng trong quy trình skincare nhằm bảo vệ da dưới tác hại của tia UV, làm chậm quá trình lão hóa đồng thời hạn chế nguy cơ thâm nám. Khi dùng kem chống nắng, hãy lấy một lượng kem vừa đủ khoảng 1-2 ngón tay, sau đó thoa đều lên các vùng da mặt và cổ,... và vỗ nhẹ để kem thẩm thấu nhanh hơn. Nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 20-30 phút để kem có thời gian phát huy hiệu quả bảo vệ da tốt nhất.
Thoa kem chống nắng
Kem chống nắng thường phát huy hiệu quả tối ưu trong 2-4 giờ đầu tiên. Do đó, bạn nên bôi lại kem sau mỗi 2 giờ đối với kem chống nắng hóa học và sau 4-6 giờ đối với kem chống nắng vật lý để duy trì bảo vệ da.
Việc thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc da bao gồm: Làm sạch da, toner, kem trị mụn, kem dưỡng và kem chống nắng sẽ giúp kiểm soát tình trạng mụn và mang lại làn da khỏe mạnh, rạng rỡ hơn.
Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng và kem trị mụn
Da mụn là làn da khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy, ngoài việc bôi kem trị mụn trước hay sau kem chống nắng để đạt hiệu quả tốt, thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây nhằm hạn chế làm tổn thương da.
Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng và kem trị mụn
Không nên dùng tay sờ lên vùng da mụn hoặc tự ý nặn mụn. Điều này có thể gây viêm nhiễm và tạo điều kiện cho mụn phát triển.
Thường sinh vệ sinh sẽ sạch ga gối, khăn tắm, quần áo. Đặc biệt, tránh sử dụng lại khẩu trang y tế để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và gây mụn.
Nên giảm bớt việc trang điểm để giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời, giữ cho da luôn thông thoáng và sạch sẽ.
Uống đủ nước, ăn nhiều rau củ và trái cây, đồng thời hạn chế thực phẩm cay, ngọt, béo và đồ uống có cồn.
Giấc ngủ đầy đủ và tinh thần vui vẻ sẽ giúp cải thiện tình trạng da, giảm nguy cơ mụn.
Ngay cả khi đã hết mụn, hãy duy trì thói quen sử dụng kem trị mụn.
Nên thử nghiệm sản phẩm mới lên một vùng nhỏ da và quan sát phản ứng trong 48 tiếng trước khi áp dụng cho cả vùng mặt.
Bảo quản kem chống nắng và kem trị mụn đúng cách để hạn chế làm biến đổi công dụng của sản phẩm.
Như vậy, nên sử dụng kem trị mụn trước, kem chống nắng sau, đồng thời kiên trì và tuân thủ đúng quy trình chăm sóc da mụn là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng mụn và bảo vệ da khỏi các tác hại từ môi trường. Qua bài viết này, Ori Derm tin chắc rằng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc nên bôi kem trị mụn trước hay sau kem chống nắng.
Câu hỏi thường gặp:
Bôi thuốc trị mụn trước hay sau kem chống nắng? Thời gian cách nhau bao lâu?
Thông thường, nên thoa kem trị mụn trước, sau đó đợi khoảng 20-30 phút mới thoa kem chống nắng sau. Thời gian này cho phép kem trị mụn được hấp thụ tốt vào da mà không bị ảnh hưởng bởi lớp kem chống nắng. Đồng thời, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì của kem trị mụn mà bạn đang dùng, vì một số sản phẩm có thể có chỉ dẫn cụ thể hơn.
Nên sử dụng kem trị mụn vào buổi sáng hay tối?
Trong quá trình điều trị mụn, bạn nên thoa kem trị mụn vào mỗi buổi sáng và tối khi đã rửa mặt sạch sẽ. Sau khi thoa kem trị mụn, hãy nhớ sử dụng kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng da bị khô căng có thể xảy ra do tác dụng của các hoạt chất trị mụn. Đồng thời, thoa kem chống nắng vào cuối quy trình chăm sóc da ban ngày để ngăn chặn các tác hại từ môi trường làm ảnh hưởng đến hiệu quả của kem trị mụn.