Hướng Dẫn Cách Tẩy Da Chết Tại Nhà Khoa Học Và Đúng Cách

Kiểm duyệt nội dung: DS. Ori Derm

Chuyên khoa: Dược

Cập nhật:

Tẩy tế bào chết là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da mặt để giúp loại bỏ lớp da chết trên bề mặt, làm sạch sâu và cải thiện khả năng hấp thụ các dưỡng chất. Bài viết dưới đây, Ori Derm sẽ giới thiệu cách tẩy da chết tại nhà một cách đơn giản nhưng vẫn hiệu quả đến bạn.

Hướng Dẫn Cách Tẩy Da Chết Tại Nhà Khoa Học Và Đúng Cách

Hướng Dẫn Cách Tẩy Da Chết Tại Nhà Khoa Học Và Đúng Cách

Vì sao nên tẩy tế bào chết chết cho da?

Nếu bạn muốn sở hữu làn da mềm mại, đều màu, thì nên bổ sung bước tẩy tế bào chết da mặt vào quy trình chăm sóc da. Tẩy tế bào chết không những làm sạch da mà còn loại bỏ các tế bào chết, dầu thừa, vi khuẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

Vì sao nên tẩy tế bào chết chết cho da?

Vì sao nên tẩy tế bào chết chết cho da?

Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng này, cùng xem những lợi ích dưới đây:

  • Ngăn ngừa và trị mụn: Mỗi ngày làn da đều trải qua việc đào thải tế bào chết, sản sinh ra tế bào mới thay thế những tế bào cũ. Nếu những tế bào cũ không được loại bỏ hoàn toàn, lâu ngày sẽ tích tụ trên bề mặt da thành 1 lớp sừng da khiến vi khuẩn tích tụ gây ra mụn. Tẩy tế bào chết sẽ giúp cho làn da mềm mại và ngăn ngừa các khả năng hình thành mụn từ vi khuẩn.
  • Ngăn ngừa lão hóa: Càng lớn tuổi, làn da sẽ càng khó loại bỏ các tế bào chết và thay thế các tế bào chết mới. Các lớp tế bào chết sẽ tích tụ thành một lớp dày trên da và gây ra lão hóa. Nên việc tẩy tế bào chết thường xuyên sẽ gián tiếp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới.
  • Hấp thụ mỹ phẩm: Việc tẩy tế bào chết trên da sẽ khiến các lỗ chân lông trở nên thông thoáng hơn. Thời điểm này, nếu bạn sử dụng các mỹ phẩm chăm sóc da khác sẽ dễ dàng thẩm thấu sâu hơn và da và mang lại hiệu quả tốt hơn.

Tẩy da chết đúng cách sẽ giúp loại bỏ những tế bào chết gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tối đa hóa lợi ích từ các thành phần hoạt chất trong quá trình chăm sóc da hằng ngày.

Phân loại các loại tẩy tế bào chết

Có 2 loại tẩy tế bào chết phổ biến nhất là tẩy tế bào chết vật lý và tẩy tế bào chết hóa học. Cả 2 loại tẩy tế bào chết này đều có công dụng chính là lấy đi các tế bào chết xỉn màu, làm cho làn da sáng mịn, đều màu và mịn màng hơn.

Phân loại các loại tẩy tế bào chết

Phân loại các loại tẩy tế bào chết

Mỗi loại đều sẽ có những ưu, nhược điểm và cơ chế hoạt động không giống nhau:

Tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết vật lý là loại sản phẩm có chứa các hạt mịn giúp loại bỏ bụi bẩn và da chết ở lớp ngoài cùng của làn da. Massage khi sử dụng sản phẩm cũng giúp làn da được kích thích và tăng cường khả năng lưu thông máu. Tẩy tế bào chết vật lý phổ biến với 2 loại là dạng hạt và dạng gel:

  • Tẩy da chết dạng hạt Scrub: Đây là loại sản phẩm có chứa các hạt nhỏ làm sạch, ma sát trên da và tạo cảm giác sạch sâu sau khi dùng. Vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng da mà bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp tẩy tế bào chết phù hợp. Với làn da dầu có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh thì việc lựa chọn tẩy tế bào chết dạng hạt sẽ phù hợp hơn so với da nhạy cảm, da khô.

  • Tẩy da chết dạng Peeling gel: Loại sản phẩm có kết cấu gel trong suốt, có khả năng tạo thành những mảnh vụn trắng khi ma sát lấy lớp tế bào chết trên da. Sản phẩm thường có thành phần từ thiên nhiên như enzyme từ trái cây, chiết xuất nha đam, cây trà xanh… Tuy nhiên, sản phẩm dạng peel này không thể lấy đi các lớp da chết cứng đầu bám chặt trên da, thậm chí có thể gây kích ứng và rát da do chà sát quá mức.

Tẩy tế bào chết vật lý

Tẩy tế bào chết vật lý

Cách tẩy da chết tại nhà với sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý:

  • Sau khi dùng sữa rửa mặt đúng cách, hãy cho một lượng tẩy tế bào chết vật lý ra tay, massage nhẹ nhàng khắp các vùng trên mặt. Cuối cùng, rửa lại thật sạch với nước.

  • Tẩy tế bào chết vật lý từ 1 - 2 lần/ tuần.

Ưu điểm:

  • Phổ biến và giá cả sản phẩm hợp lý.

  • Dễ sử dụng và tạo cảm giác thư giãn, thoải mái khi massage.

Nhược điểm:

  • Tẩy tế bào chết vật lý chỉ tác động trên bề mặt da nên chỉ lấy đi khoảng 10% - 20% lượng da chết và bụi bẩn, bã nhờn.

  • Vẫn có nguy cơ gây tổn thương cho da do hoạt động chà sát.

  • Cân nhắc khi sử dụng cho da mụn hoặc làn da đang bị tổn thương.

Tẩy tế bào chết hóa học

Tẩy tế bào chết hóa học là phương pháp sử dụng các sản phẩm có chứa các axit với các phản ứng hóa học trên da. Các axit này sẽ phá vỡ các liên kết tế bào da và loại bỏ tế bào da chết già cỗi, thúc đẩy sản sinh Collagen và kích thích tế bào mới phát triển. Phổ biến nhất là tẩy tế bào chết bằng AHA và BHA:

  • AHA (Alpha Hydroxy Acid): Thường có nguồn gốc từ tự nhiên như trái cây, sữa hoặc đường. Hai dạng Acid AHA được sử dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm hiện nay là Acid Glycolic (làm từ đường) và Acid Lactic (làm từ sữa). Khi tác động lên da sẽ làm cho các tế bào tự tách ra và dễ dàng lấy đi lớp da chết.

  • BHA (Beta Hydroxy Acid): Đây là các phân tử hòa tan trong dầu nên có thể dễ dàng len lỏi vào lỗ chân lông để lấy sạch bã nhờn và bụi bẩn. Đồng thời giúp kháng khuẩn và chống viêm cho da hiệu quả. Vì vậy, loại tẩy tế bào chết hóa học này rất phù hợp với da mụn, da dầu hay hỗn hợp thiên dầu.

Tẩy tế bào chết hóa học

Tẩy tế bào chết hóa học

Cách tẩy da chết tại nhà với sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học:

  • Khác với tẩy tế bào chết vật lý, tẩy da chết hóa học không cần rửa lại với nước mà có thể để lại trên da để tiếp tục loại bỏ và đào thải các tế bào chết trên da.

  • Sau khi làm sạch da, dùng Toner để cân bằng độ pH, lấy một lượng tẩy tế bào chết hóa học thoa đều lên da và không cần rửa lại với nước. Đợi từ 5 - 10 phút rồi mới thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.

  • Tẩy tế bào chết hóa học đều đặn từ 2 - 3 lần/ tuần. Sau đó có thể tăng nồng độ cũng như tần suất sử dụng tùy theo mức độ đáp ứng của làn da.

Ưu điểm:

  • Khả năng loại bỏ tế bào chết từ sâu bên trong lỗ chân lông.

  • Giảm mụn, kháng khuẩn và chống viêm.

  • Không làm da bị tổn thương.

Nhược điểm:

  • Làm cho làn da nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

  • Dễ gây kích ứng nếu sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học có nồng độ cao khi bắt đầu.

Tẩy tế bào chết vật lý hay hóa học có rất nhiều sản phẩm, phù hợp cho nhiều loại da khác nhau. Nếu chọn tẩy da chết vật lý thì bạn phải có làn da khỏe mạnh, không bị mụn. Nếu bạn có làn da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu, da đang bị mụn thì sử dụng tẩy da chết hóa học là lựa chọn tối ưu nhất.

Các bước tẩy da chết mặt đúng cách và khoa học

Để đảm bảo công dụng mà các sản phẩm tẩy tế bào chết da mặt mang lại cho làn da, bạn cần thực hiện cách tẩy da chết tại nhà đúng chuẩn.

Các bước tẩy da chết mặt đúng cách và khoa học

Các bước tẩy da chết mặt đúng cách và khoa học

Bạn có thể tham khảo quy trình chăm sóc da với các bước tẩy da chết mặt mà Ori Derm hướng dẫn dưới đây:

  1. Làm sạch tay: Để thực hiện việc tẩy tế bào chết đúng chuẩn thì đầu tiên bạn cần phải đảm bảo bàn tay sạch sẽ để hạn chế tình trạng lây lan vi khuẩn lên trên da mặt. Rửa tay thật sạch với xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn ở tay.
  2. Tẩy trang: Tẩy trang cho vùng mắt và môi trước, sau đó tẩy trang cho toàn bộ khuôn mặt. Lưu ý tẩy trang kỹ những vùng có nhiều sợi bã nhờn như vùng cánh mũi và vùng cằm.
  3. Rửa mặt: Làm ướt mặt và cho sữa rửa mặt ra lòng bàn tay để tạo bọt. Khi rửa mặt massage nhẹ nhàng theo chiều hướng lên trên để tránh tình trạng da bị chảy xệ. Không chà xát mạnh vì có thể gây tổn thương cho bề mặt da.
  4. Tẩy tế bào chết vật lý: Thoa sản phẩm tẩy da chết vật lý lên da, sử dụng để massage nhẹ nhàng theo chiều chuyển động từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  5. Toner: Toner giúp cân bằng độ pH cũng như làm dịu da sau khi rửa mặt. Bạn nên sử dụng toner cho làn da sau bước tẩy da chết vật lý. Nếu áp dụng phương pháp tẩy da chết hóa học thì bạn sử dụng toner sau bước rửa mặt.
  6. Tẩy tế bào chết hóa học: Thoa trực tiếp sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học lên da hoặc thấm vào bông tẩy trang rồi lau một cách nhẹ nhàng lên toàn bộ khuôn mặt. Bạn không cần rửa lại với nước mà có thể thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo. 
  7. Thoa tinh chất dưỡng da: Sử dụng các sản phẩm tinh chất phù hợp với nhu cầu của làn da. Bạn có thể dùng các sản phẩm đặc trị khác nhau giúp cải thiện các vấn đề làn da đang gặp phải.
  8. Kem dưỡng ẩm: Để toàn bộ dưỡng chất được lưu lại trên da tốt hơn cũng như bổ sung độ ẩm cho làn da thì việc kem dưỡng ẩm là bước cần phải có trong quy trình skincare. 
  9.  Thoa kem chống nắng: Đây là bước chăm sóc da cuối cùng cần được thực hiện trong quy trình chăm sóc da buổi sáng. Một sản phẩm kem chống nắng tốt có thể giúp bảo vệ da toàn diện trước các tác động của ánh nắng mặt trời, khói bụi và ô nhiễm. Đồng thời còn cung cấp dưỡng chất cho làn da.

Chọn một trong hai cách tẩy tế bào chết cho da tùy vào loại da và mục tiêu chăm sóc, nhưng đừng quên thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo để bảo vệ và duy trì làn da khỏe mạnh. Bên cạnh việc tẩy tế bào chết đúng thời điểm, bạn đừng quên thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình chăm sóc da để có được làn da khỏe mạnh toàn diện.

Câu hỏi thường gặp

Có thể kết hợp tẩy da chết vật lý và hóa học không?

Có thể kết hợp tẩy da chết vật lý và hóa học, nhưng không nên thực hiện cùng lúc. Bạn có thể sử dụng tẩy da chết vật lý một lần và sau đó dùng tẩy da chết hóa học trong tuần. Điều này giúp đảm bảo da được làm sạch một cách toàn diện mà không bị tổn thương.

Tần suất tẩy da chết tại nhà như thế nào là hợp lý?

Tần suất sử dụng tẩy da chết sẽ phụ thuộc vào loại da để đạt hiệu quả dưỡng da tốt nhất.

  • Da dầu, lỗ chân lông to: Sử dụng tẩy da chết vật lý 2 lần/ tuần hoặc tẩy da chết hóa học 3 lần/ tuần.

  • Da dầu mụn, nhạy cảm: Nên tẩy da chết vật lý 2 - 3 lần/ tuần.

  • Da thường: Chọn tẩy da chết hóa học với tần suất 3 lần/ tuần.

  • Da khô: Tẩy da chết 2 lần/ tuần với dạng vật lý và 3 lần/ tuần với dạng hóa học.

Đang xem: Hướng Dẫn Cách Tẩy Da Chết Tại Nhà Khoa Học Và Đúng Cách

Các thông tin trên Ori Derm chỉ dành cho mục đích tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

0 sản phẩm
0 VNĐ
Xem chi tiết
Giỏ Hàng