Kiểm duyệt nội dung: DS. Ori Derm
Chuyên khoa: Dược
Cập nhật:
Sẹo rỗ đáy nhọn thường xuất hiện sau khi mụn đi qua. Chúng vừa ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ, vừa khiến người bệnh trở nên kém tự tin. Việc hiểu rõ về sẹo đáy nhọn, từ nguyên nhân cho đến phương pháp cải thiện sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da láng mịn và khỏe mạnh như trước.
Sẹo Rỗ Đáy Nhọn Là Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Cải Thiện
Sẹo đáy nhọn là gì?
Sẹo đáy nhọn (Ice Pick Scar) là một loại sẹo rỗ phổ biến, có kích thước nhỏ với đường kính dưới 2mm, miệng sẹo hẹp và chân sẹo lõm sâu dưới da. Bề ngoài, sẹo đáy nhọn có dáng hình chữ V trông giống như các lỗ chân lông to và cần dùng máy soi da chuyên dụng để thấy rõ.
Sẹo đáy nhọn là gì?
Sẹo rỗ đáy nhọn nguyên nhân do đâu?
Sẹo đáy nhọn hình thành sau khi da bị tổn thương nghiêm trọng nhưng quá trình phục hồi lại bị gián đoạn, dẫn đến sự thiếu hụt collagen. Các tổn thương này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Sẹo rỗ đáy nhọn nguyên nhân do đâu?
Tình trạng mụn viêm: Mụn viêm thường xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc và làm tổn thương mô da. Lúc này, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tự chữa lành bằng cách tăng sinh collagen. Tuy nhiên, nếu lượng collagen mới được tạo ra không đủ để lấp đầy vết thương thì sẽ gây ra sẹo rỗ.
Nặn mụn không đúng cách: Việc nặn mụn không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh hoặc thường xuyên sờ, cạy mụn có thể khiến da bị tổn thương và tăng nguy cơ hình thành sẹo đáy nhọn.
Lỗ chân lông to: Tình trạng lỗ chân lông to tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và hủy hoại các sợi collagen bị yếu, khiến sẹo đáy nhọn dễ xuất hiện hơn.
Bệnh thủy đậu: Bệnh này do Virus varicella zoster gây ra, chúng tạo nên các nốt mụn nước đỏ, ngứa và khó chịu cho người bệnh. Nếu không được chăm sóc, vệ sinh và kiêm khem đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng da và khả năng để lại sẹo đáy nhọn là rất cao.
Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, sự hình thành sẹo đáy nhọn còn bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khác như ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, hút thuốc lá, tuổi tác và di truyền,...
Tóm lại, nguyên nhân gây sẹo đáy nhọn rất đa dạng, từ tình trạng viêm nhiễm, lỗ chân lông to, nặn mụn không đúng cách, bệnh thủy đậu cho đến thói quen ăn uống, sinh hoạt,... Tùy vào mức độ tổn thương mà các vết sẹo trên da của mỗi người sẽ có độ nông sâu khác nhau.
Phân biệt sẹo rỗ đáy nhọn với các loại sẹo rỗ khác
Mỗi loại sẹo rỗ đều sẽ có hình dạng, kích thước và biểu hiện khác nhau. Việc phân biệt và nhận biết được từng loại sẹo rỗ sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp cải thiện phù hợp và hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết sẹo lõm đáy nhọn
Sẹo rỗ thường được chia thành 3 loại chính, bao gồm sẹo đáy nhọn, sẹo đáy tròn và sẹo đáy vuông. Để phân biệt sẹo đáy nhọn với các loại sẹo rỗ khác, trước hết, bạn cần nắm rõ dấu hiệu nhận biết của loại sẹo này.
Dấu hiệu nhận biết sẹo lõm đáy nhọn
Dưới đây là các đặc điểm để nhận biết sẹo đáy nhọn:
Kích thước: Sẹo đáy nhọn có đường kính khoảng 2mm hoặc nhỏ hơn, chân sẹo ăn sâu vào lớp trung bì hoặc lớp mô dưới da.
Hình dạng: Sẹo đáy nhọn có dáng hình tam giác hoặc hình phễu với các cạnh sắc và nhọn. Nhìn giống như những vết kim đâm trên da. Nhờ đặc điểm này, bạn có thể dễ dàng nhận biết chúng khi nhìn gần.
Độ sâu: Loại sẹo này thường có độ sâu nhất định nhưng không đồng đều. Một số vết sẹo có thể rất sâu, trong khi số khác có thể nông hơn. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng phục hồi của mỗi người.
Vị trí xuất hiện: Sẹo đáy nhọn xuất hiện chủ yếu ở trên mặt, tập trung hai bên má, mũi và cằm. Đây là những khu vực dễ bị tổn thương và viêm nhiễm do mụn trứng cá gây ra.
Loại sẹo này khó có thể che phủ bằng mỹ phẩm trang điểm thông thường vì chúng nằm sâu dưới da. Đặc biệt, sẹo đáy nhọn không thể tự hết nếu không áp dụng các biện pháp can thiệp chuyên sâu.
Phân biệt các loại sẹo rỗ phổ biến
Các thông tin hữu ích trong bảng sau sẽ giúp bạn phân biệt các loại sẹo rỗ một cách dễ dàng và chính xác.
Phân biệt các loại sẹo rỗ | ||
Sẹo đáy nhọn | Sẹo đáy tròn | Sẹo đáy vuông |
|
|
|
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhận biết sẹo đáy nhọn hoặc không phân biệt được các loại sẹo khác nhau, hãy tìm đến sự trợ giúp của Bác sĩ da liễu. Qua thăm khám, Bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá chính xác tình trạng sẹo và gợi ý cho bạn phác đồ cải thiện phù hợp.
05 phương pháp giúp cải thiện sẹo rỗ đáy nhọn
Trong các loại sẹo rỗ, sẹo đáy nhọn là loại sẹo khó điều trị. Vì chúng có kích thước nhỏ và nằm sâu dưới da. Không cần quá lo lắng! Ori Derm xin giới thiệu đến bạn 5 cách cải thiện sẹo rỗ hiệu quả hiện nay.
Danh sách 5 cách cải thiện sẹo đáy nhọn được các Bác sĩ đánh giá cao:
Dùng kem trị sẹo đáy nhọn tại nhà
TCA CROSS (Chấm TCA)
Punch Excision (Cắt Bỏ Sẹo)
PRP (Huyết Tương Giàu Tiểu Cầu)
Phương pháp lăn kim
Các phương pháp này tập trung vào việc phá hủy mô sẹo xơ cứng, kích thích sản sinh collagen và tái tạo bề mặt da.
1. Dùng kem trị sẹo rỗ đáy nhọn tại nhà
Sử dụng kem trị sẹo là cách đơn giản nhất để cải thiện sẹo đáy nhọn trên da. Các sản phẩm này thường có công dụng thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm phẳng và giảm kích thước của sẹo. Đồng thời, cải thiện kết cấu da và làm đều màu da. Từ đó giúp da trở nên mịn màng, săn chắc và đàn hồi tốt hơn.
Dùng kem trị sẹo rỗ đáy nhọn tại nhà
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp và phát huy tối đa công dụng trên những vết sẹo lõm mới hình thành, có kích thước nhỏ và nông. Còn đối với những vết sẹo lâu năm, kích thước lớn và sâu thì cần kết hợp với những biện pháp can thiệp chuyên sâu hơn.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kem trị sẹo rỗ khác nhau. Để đạt hiệu quả tối ưu và tránh kích ứng da, đừng quên hỏi ý kiến của Bác sĩ da liễu/dược sĩ trước mua và sử dụng lên da.
2. Chấm TCA điều trị sẹo đáy nhọn
Chấm TCA là phương pháp sử dụng Trichloroacetic Acid nồng độ cao để chấm lên những vết sẹo nhằm làm tổn thương lớp biểu bì tạm thời. Qua đó, kích thích phản ứng viêm cục bộ và kích hoạt quá trình sản xuất collagen, elastin, lấp đầy sẹo lõm và cải thiện bề mặt da.
Chấm TCA điều trị sẹo đáy nhọn
Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nếu áp dụng không đúng cách, axit TCA có thể gây bỏng da, nhiễm trùng và làm tổn thương da nghiêm trọng. Để tránh tình trạng này, hãy tìm đến các cơ sở uy tín, có đội ngũ Bác sĩ da liễu chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm để thực hiện.
3. Punch Excision (Cắt Bỏ Sẹo)
Punch Excision là một trong những phương pháp làm đầy sẹo đáy nhọn hiệu quả, kể cả những vết sẹo to và sâu. Phương pháp này sử dụng một thiết bị đục lỗ có kích thước lớn hơn các vết sẹo một chút để loại bỏ hoàn toàn mô sẹo dưới da, sau đó khâu vết thương lại bằng chỉ chuyên dụng.
Punch Excision (Cắt Bỏ Sẹo)
Mục đích của phương pháp này là tạo ra những vết sẹo mới có kích thước nhỏ và mờ hơn so với các vết sẹo ban đầu. Khi sẹo mới hình thành, bạn có thể dễ dàng loại bỏ chúng bằng tia laser hoặc các phương pháp khác. Nhờ đó, bề mặt da sẽ trở nên bằng phẳng và thẩm mỹ hơn.
4. Điều trị sẹo đáy nhọn bằng PRP (Huyết Tương Giàu Tiểu Cầu)
Phương pháp này sử dụng máu của chính bệnh nhân đem đi ly tâm để chiết tách huyết tương giàu tiểu cầu. Sau đó, dùng lượng huyết tương này tiêm vào đáy của sẹo rỗ đã được bóc tách bằng phương pháp mesotherapy. Lúc này, các yếu tố tăng trưởng và protein có trong huyết tương sẽ kích thích quá trình tái tạo tế bào da, tăng sinh collagen và elastin. Từ đó, lấp đầy sẹo rỗ một cách nhanh chóng.
Điều trị sẹo đáy nhọn bằng PRP
Sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, làn da có thể bị mẩn đỏ, nhạy cảm, ngứa và bầm tím nhẹ. Kèm theo đó là cảm giác đau buốt thoáng qua. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường sẽ tự hết sau 2 – 5 ngày nếu bạn chăm sóc da đúng cách.
5. Phương pháp lăn kim
Phương pháp lăn kim sử dụng thiết bị có nhiều đầu kim nhỏ để tạo ra các vi tổn thương trên da, kích thích quá trình sản sinh collagen và elastin mới. Qua đó, tích cực làm đầy sẹo lõm và cải thiện độ mịn của da. Để nâng cao hiệu quả, khi lăn kim, các Bác sĩ da liễu thường kết hợp với các dưỡng chất như serum vitamin C, vitamin E và PRP.
Phương pháp lăn kim
Chưa dừng lại ở đó, lăn kim còn giúp giảm thâm sạm, nếp nhăn, làm sáng và đều màu da. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện đúng kỹ thuật trong môi trường vô trùng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da và thâm sẹo vĩnh viễn.
Mỗi một phương pháp kể trên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp và hiệu quả, cần dựa vào tình trạng sẹo của bạn. Hãy đến gặp Bác sĩ da liễu để được kiểm tra và đánh giá chính xác tình trạng sẹo, từ đó giúp bạn chọn phương pháp tối ưu.
Hướng dẫn cách ngăn ngừa sẹo rỗ đáy nhọn
Để ngăn ngừa sẹo lõm đáy nhọn, bạn cần chú trọng đến việc chăm sóc da đúng cách, ngăn ngừa các tổn thương và thúc đẩy quá trình phục hồi da.
Hướng dẫn cách ngăn ngừa sẹo rỗ đáy nhọn
Dưới đây các cách giúp ngăn ngừa sẹo rỗ hiệu quả ngay tại nhà:
Làm sạch da nhẹ nhàng: Ưu tiên sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa các chất tẩy mạnh để tránh làm tổn thương da hoặc gây kích ứng da. Đặc biệt khi da đang bị mụn. Đồng thời, thao tác rửa mặt nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh hoặc chà xát lên da.
Sử dụng kem dưỡng phù hợp: Kem dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phục hồi và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Do đó, hãy lựa chọn các sản phẩm phù hợp với tình trạng da, không chứa dầu hay các chất thuộc comedogenic để tránh tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh mụn.
Bảo vệ da kỹ càng: Ánh nắng mặt trời có thể làm cho tình trạng thâm, sẹo tệ hơn rất nhiều. Do đó, tránh nắng được cho là bước quan trọng để ngăn ngừa sẹo. Hãy sử dụng kem chống nắng phổ rộng kết hợp che chắn kĩ và hạn chế ra ngoài vào những giờ cao điểm để bảo vệ da.
Không sờ/nặn mụn tại nhà: Tránh chạm tay lên mặt, vì tay thường tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau, có thể mang bụi bẩn và vi khuẩn lây lan lên da. Điều này có thể gây nhiễm trùng và làm tình trạng da xấu đi, tăng nguy cơ để lại sẹo.
Ăn uống và sinh hoạt khoa học: Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để nạp dinh dưỡng cho da. Đồng thời, uống đủ nước mỗi ngày, duy trì lối sống cân đối, giảm căng thẳng và không thức khuya để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe làn da.
Bằng cách làm sạch da nhẹ nhàng, sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp, không nặn mụn tại nhà, bôi kem chống nắng kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị sẹo rỗ, đồng thời duy trì làn da khỏe và đẹp từ bên trong.
Hy vọng qua bài viết này, Ori Derm đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sẹo lõm đáy nhon, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện. Nếu bạn đang gặp vấn đề về sẹo rỗ đáy nhọn trên da, hãy thăm khám Bác sĩ da liễu để được tư vấn phác đồ phù hợp, hiệu quả và ít tác dụng phụ.
Câu hỏi thường gặp:
Sẹo lõm đáy nhọn lâu năm có cải thiện được không?
Sẹo đáy nhọn lâu năm vẫn có thể cải thiện được thông qua các phương pháp can thiệp phù hợp và chuẩn y khoa. Tuy nhiên, hiệu quả cao nhất chỉ lên đến 90% chứ không thể cải thiện hoàn toàn.
Điều trị sẹo đáy nhọn bao lâu có kết quả?
Trung bình phải mất khoảng 3-6 tháng can thiệp để thấy được kết quả cải thiện sẹo. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp, cơ địa và cách chăm sóc da của mỗi người.