Kiểm duyệt nội dung: DS. Ori Derm
Chuyên khoa: Dược
Cập nhật:
Sự xuất hiện của sẹo rỗ khiến da trở nên sần sùi, kém thẩm mỹ và già trước tuổi. Vậy sẹo rỗ là gì? Nguyên nhân, phân loại và các phương pháp điều trị hiệu quả? Hãy cùng Ori Derm tham khảo bài viết sau để có thêm kiến thức về sẹo rỗ, nhằm giúp ích cho quá trình trị sẹo và sớm lấy lại làn da mịn màng, tươi trẻ.
Sẹo Rỗ Là Gì? Nguyên Nhân, Phân Loại Và Phương Pháp Điều Trị
Sẹo rỗ là gì?
Sẹo rỗ là các vết lõm có kích thước và hình dạng không đồng đều trên bề mặt da. Chúng thường xuất hiện sau khi da bị tổn thương sâu và mất khả năng tự tái tạo do thiếu hụt collagen, elastin. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo rỗ lại khiến cho người bệnh thiếu tự tin.
Sẹo rỗ là gì?
Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ phổ biến
Có nhiều nguyên nhân gây sẹo rỗ khác nhau, nhưng phổ biến nhất là sau khi da bị mụn trứng cá, thủy đậu, phẫu thuật hoặc các chấn thương như té ngã, tai nạn, bỏng da,... Theo đó:
Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ phổ biến
Mụn trứng cá: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây sẹo rỗ. Đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì, mụn xuất hiện nhiều và các bạn chưa biết chăm sóc da đúng cách. Từ đó gây tổn thương da nghiêm trọng và phá hủy cấu trúc da, dẫn đến sự hình thành sẹo rỗ.
Bệnh thủy đậu: Biểu hiện là các nốt mụn nước mọc khắp cơ thể kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Chúng thường sẽ tự khô sau 3 – 4 tuần và không để lại sẹo. Nhưng nếu người bệnh gãi nhiều và làm vỡ mụn, điều này có thể gây nhiễm trùng da và để lại sẹo.
Tai nạn: Một số tai nạn ngoài ý muốn có thể gây sẹo rỗ như bỏng da, xước da, vết thương do tai nạn giao thông,... Những trường hợp này thường để lại sẹo có kích thước lớn và khó điều trị. Vì vậy, bạn cần tìm đến các trung tâm y tế để điều trị sớm nhằm đạt hiệu quả tối ưu.
Phẫu thuật bằng dao kéo: Hầu hết các cuộc phẫu thuật bằng dao kéo đều sẽ để lại sẹo rỗ, dù lớn hay nhỏ. Thường gặp nhất là phẫu thuật mổ nội soi ruột thừa. Lúc này, bạn cần chăm sóc da đúng cách để làn da được phục hồi hiệu quả, tránh làm tình trạng sẹo nghiêm trọng hơn.
Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân kể trên thì sẹo rỗ còn được hình thành bởi nhiều yếu tố khác bao gồm: chăm sóc da không đúng cách, di truyền, chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh,...
Hiểu rõ sẹo rỗ là gì và các nguyên nhân hình thành sẽ giúp bạn có được biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Khi mắc các bệnh về da liễu hoặc tổn thương da, tốt nhất, bạn nên đến gặp Bác sĩ có chuyên môn để được xử lý và điều trị kịp thời, đúng cách nhằm hạn chế sẹo.
Sẹo rỗ hình thành như thế nào?
Sẹo rỗ là kết quả của quá trình phục hồi và tái tạo da bị gián đoạn, dẫn đến mất mô và hình thành sẹo với nhiều hình dạng khác nhau. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này, chẳng hạn như cách chăm sóc vết thương, chế độ dinh dưỡng, tuổi tác và cơ địa của mỗi người,...
Sẹo rỗ hình thành như thế nào?
Theo đó, quá trình hình thành sẹo rỗ được chia thành 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn viêm
Sẹo rỗ bắt đầu hình thành ngay sau khi da bị tổn thương. Lúc này, cơ thể phản ứng bằng cách gửi các tế bào bạch cầu đến vùng da bị thương để làm sạch tế bào chết, vi khuẩn và các tác nhân gây hại.
Quá trình này thường diễn ra trong vòng vài ngày đến một tuần và gây viêm với các biểu hiện là sưng đỏ, nóng rát. Tuy nhiên, đây lại là một phản ứng có lợi giúp kích thích quá trình lành da, hình thành mô sẹo mới. Nhưng nếu kéo dài có thể gây tình trạng sẹo rỗ do sự phá vỡ cấu trúc mô dưới da.
Giai đoạn tăng sinh
Cơ thể bắt đầu tạo các mô mới để thay thế các mô cũ bị tổn thương. Lúc này, các tế bào sợi hoạt động mạnh mẽ nhằm tăng cường sản xuất collagen và các thành phần cấu trúc của lớp biểu bì mới. Điều này giúp vùng da bị tổn thương nhanh chóng lành lại.
Tuy nhiên, nếu quá trình này bị gián đoạn, collagen không đủ hoặc không đồng đều sẽ dẫn đến mất mô.
Giai đoạn tái tạo
Cuối cùng là giai đoạn tái tạo, các mô mới sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện cấu trúc da. Đồng thời cải thiện tính đàn hồi và độ mịn của da. Tuy nhiên, nếu collagen không được sắp xếp lại một cách hợp lý hoặc quá trình tái tạo gặp trục trặc, thì sẹo rỗ vẫn có thể xuất hiện và rõ rệt hơn theo thời gian.
Bằng cách chăm sóc vết thương đúng cách theo từng giai đoạn sẽ giúp da nhanh chóng phục hồi và giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo rỗ.
Các loại sẹo rỗ thường gặp
Sẹo rỗ là gì? Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tiếp tục đến với phần phân loại sẹo rỗ. Dựa trên đặc điểm và hình dáng, sẹo rỗ được chia thành 3 dạng chính, bao gồm:
Các loại sẹo rỗ thường gặp
Sẹo đáy nhọn (Ice Pick Scars): Dễ bắt gặp nhất trong các loại sẹo rỗ với tỷ lệ xuất hiện lên đến 60-70%. Sẹo có hình dạng giống như hình tam giác nhọn và đâm sâu vào da, bán kính nhỏ hơn 2mm và sâu hơn 0,5 mm khiến cho bề mặt da trở nên sần sùi.
Sẹo chân vuông (Boxcar Scars): Chiếm khoảng 20-30%, là các vết lõm giống như miệng núi lửa, có cạnh thẳng đứng, đường kính từ 1,5-4mm, rộng hơn sẹo đáy nhọn. Sẹo chân vuông thường xuất hiện nhiều ở vùng má và hàm.
Sẹo đáy tròn (Rolling Scars): Một loại sẹo rỗ ít gặp với tỷ lệ xuất hiện từ 15-25%. Nó có kích thước lớn hơn so với các loại sẹo khác. Đặc điểm nhận dạng là các cạnh dốc đứng và nhấp giống như hình lượn sóng. Thường xuất hiện ở vùng má dưới, cằm hoặc những nơi da dày hơn.
Sẹo đáy nhọn, sẹo chân vuông, sẹo đáy tròn là 3 dạng sẹo rỗ phổ biến. Việc nhận biết từng loại sẹo là cơ sở để giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Vậy sẹo rỗ có tự hết không?
Sẹo rỗ không thể tự hết mà cần có biện pháp can thiệp. Thực tế, sẹo rỗ được hình thành sau quá trình chữa lành tổn thương da, góp phần bảo vệ da khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây hại. Đây được xem là một dạng tổn thương viễn vĩnh do các tế bào nguyên sợ bị gãy và không thể tiếp tục sản xuất collagen.
7 Phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả hiện nay
Đến đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “sẹo rỗ là gì?”. Tuy không thể tự khỏi nhưng sẹo rỗ vẫn có thể được cải thiện thông qua các phương pháp điều trị phù hợp. Sau đây, Ori Derm xin giới thiệu đến bạn 7 phương pháp trị sẹo rỗ chuẩn y khoa các Bác sĩ da liễu tin tưởng.
Danh sách 7 phương pháp điều trị sẹo phổ biến hiện nay:
Laser Fractional CO2
Cắt đáy sẹo
Lăn kim vi điểm
Chấm TCA
Filler
Peeling hóa học
PRP
Các phương pháp này sẽ tập trung vào việc phá vỡ mô sẹo xơ cứng và kích thích quá trình sản xuất collagen mới, từ đó giúp làm mờ sẹo rỗ hiệu quả. Tìm hiểu chi tiết để lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất nhé!
1. Laser Fractional CO2
Là phương pháp kết hợp công nghệ Laser CO2 truyền thống với công nghệ vi phân. Tia Laser này mang nhiệt lượng cao với bước sóng tới 10.600 nm, có khả năng khoanh vùng và điều chỉnh chính xác lên vùng da cần điều trị mà không làm tổn thương đến các vùng da xung quanh.
Laser Fractional CO2
Tác động nhiệt từ tia Laser sẽ phá vỡ liên kết các tế bào sừng già nua, kích thích sản sinh Collagen, đẩy nhanh quá trình liên kết tế bào, tăng sinh tế bào mới. Từ đó làm đầy các vết sẹo rỗ một cách hiệu quả, đồng thời cải thiện các vấn đề của da như vết nhăn, thâm nám, lỗ chân lông to,...
2. Cắt đáy sẹo
Cắt đáy sẹo hay còn được gọi là bóc tách sẹo hoặc bóc tách vi điểm - một trong những phương pháp trị sẹo hiệu quả nhất hiện nay bằng cách cắt đứt chân sẹo ở dưới bề mặt da. Phương pháp này phù hợp với các trường hợp bị sẹo lồi, sẹo rỗ, đặc biệt là ở trên trán, cằm và hai bên vùng thái dương.
Cắt đáy sẹo
Sau khi thăm khám, Bác sĩ sẽ tiến hành cắt đáy sẹo bằng cách dùng kim y khoa đâm xuyên qua bề mặt da. Các cạnh sắc của kim có tác dụng phá vỡ sợi liên kết của sẹo ở lớp dưới da (phần chân sẹo). Qua đó giúp giải phóng bề mặt da, giảm bớt độ sâu của sẹo và tăng sinh collagen, giúp da mịn màng hơn.
3. Lăn kim vi điểm
Phương pháp lăn kim vi điểm sử dụng thiết bị chứa các đầu kim nhỏ (từ 0,5 - 2,5mm) để tác động trực tiếp lên vùng da bị sẹo nhằm tạo ra những tổn thương giả. Qua đó kích thích quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể, tăng sinh collagen và elastin giúp làm đầy sẹo.
Lăn kim vi điểm
Ngoài ra, các tổn thương giả này còn giúp dưỡng chất trong serum hoặc tế bào gốc được thẩm thấu sâu vào da một cách dễ dàng. Qua đó tăng cường sự trao đổi chất trong tế bào da, giúp da phục hồi hiệu quả và cải thiện kết cấu da. Mang lại làn da căng mịn, đều màu và tươi trẻ hơn.
4. Chấm TCA
Đây phương pháp điều trị sẹo được các Bác sĩ đánh giá cao, đặc biệt phù hợp với sẹo rỗ dạng ice-pick hoặc boxcar sâu. Phương pháp này sử dụng một lượng nhỏ acid trichloroacetic (TCA) nồng độ cao (khoảng 50 – 100%) để tác động trực tiếp vào đáy sẹo rỗ bằng tăm bông hoặc kim vô khuẩn.
Mục đích chấm TCA nhằm tạo ra những tổn thương nhỏ và nông trên bề mặt da, tạo ra phản ứng viêm cục bộ. Từ đó kích thích quá trình tái tạo da, tăng sinh collagen và elastin giúp làm đầy sẹo theo thời gian. Theo các nghiên cứu lâm sàng, chấm TCA có thể cải thiện đến 60-70̀% tình trạng sẹo trên da.
5. Tiêm Filler
Tiêm Filler là phương pháp tiêm các chất làm đầy được bộ Y tế cho phép (thường là hyaluronic acid) vào từng vết sẹo nhằm kích thích sản sinh collagen, nâng vùng da bị lõm ngang bằng với các vùng xung quanh, từ đó giúp làm phẳng bề mặt da một cách tự nhiên.
Tiêm Filler
Sau khi tìm hiểu sẹo rỗ là gì và quá trình hình thành của nó, nhiều người đã lựa chọn phương pháp tiêm filler để điều trị. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này chỉ là tạm thời, không phải vĩnh viễn. Sau vài tháng, các vết lõm có thể xuất hiện trở lại.
Bạn có thể tham khảo ý kiến Bác sĩ da liễu để kết hợp tiêm Filler với các phương pháp khác như Laser, Subcision để đạt hiệu quả tối ưu hơn.
6. Peeling hóa học
Peel da hay lột da là phương pháp điều trị sẹo rỗ dựa trên cơ chế thay da tự nhiên của cơ thể. Phương pháp này sử dụng các hoạt chất hóa học để tác động lên da nhằm loại bỏ các tế bào chết, vi khuẩn và bụi bẩn, phá vỡ liên kết thượng bì và kích thích sản sinh collagen cũng như các tế bào mới.
Peeling hóa học
Từ đó làm đầy các vết sẹo rỗ nông và còn mới một cách hiệu quả, đồng thời cải thiện sắc tố da. Ngoài ra, peel da hóa học còn giúp làm sáng và làm đều màu da, giảm mụn, làm mờ thâm nám,... giúp bạn trở nên tự tin hơn.
7. PRP - Huyết tương giàu tiểu cầu
PRP là phương pháp trị sẹo rỗ không phẫu thuật. Để thực hiện, Bác sĩ sẽ tiến hành lấy khoảng 20-50ml máu của bệnh nhân, sau đó đem đi ly tâm để tách tách huyết tương giàu tiểu cầu ra khỏi các thành phần khác. Tiếp tục dùng lượng huyết tương này tiêm vào đáy sẹo rỗ đã được bóc tách trước đó.
PRP - Huyết tương giàu tiểu cầu
Trong huyết tương giàu tiểu cầu có chứa các yếu tố tăng trưởng và protein giúp kích thích quá trình tái tạo da, tăng sinh collagen và elastin. Nhờ đó lấp đầy sẹo rỗ trên da. PRP đặc biệt phù hợp với sẹo đáy tròn hoặc sẹo rolling. Mỗi lần thực hiện thường mất khoảng 30-60 phút, tùy tình trạng da.
Mỗi phương pháp đều có cơ chế trị sẹo riêng biệt. Chính vì thế, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên thăm khám Bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác tình trạng sẹo và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, an toàn, hiệu quả.
Những lưu ý khi điều trị sẹo rỗ để đạt hiệu quả cao
Ngoài việc hiểu rõ sẹo rỗ là gì và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, thì những lưu ý quan trọng dưới đây cũng góp phần gia tăng hiệu quả trị sẹo và phục hồi da:
Những lưu ý khi điều trị sẹo rỗ để đạt hiệu quả cao
Điều trị càng sớm càng tốt: Với những vết sẹo mới xuất hiện, chân sẹo còn non và chưa xơ cứng thì việc điều trị sẽ hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn so với những vết sẹo để lâu, cấu trúc chân sẹo xơ cứng và chắc chắn.
Chăm sóc da đúng cách sau điều trị: Sau điều trị sẹo rỗ, làn da có thể mỏng tạm thời nên cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Hãy dùng nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm được Bác sĩ khuyên dùng để vệ sinh da. Sử dụng thêm kem dưỡng ẩm phù hợp để giúp da phục hồi tốt hơn, đồng thời luôn bôi kem chống nắng để bảo vệ da vào ban ngày.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời không chỉ gây tình trạng tăng sắc tố da và thâm sạm sau điều trị, mà còn có thể làm tổn thương da nghiêm trọng hơn. Nếu cần ra ngoài, đừng quên sử dụng kem chống nắng, viên uống chống nắng kết hợp che chắn cẩn thận.
Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Một trong các yếu tố quyết định đến kết quả trị sẹo là chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bằng cách tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, E và collagen, uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày, ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm sẽ giúp quá trình tái tạo da hiệu quả hơn.
Tóm lại, để điều trị sẹo thành công và tránh những biến chứng không mong muốn, bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Sau khi điều trị, hãy chăm sóc da đúng cách theo hướng dẫn của Bác sĩ, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Sẹo rỗ là những tổn thương trên bề mặt da do phản ứng viêm, làm giảm lượng collagen khiến da trở nên gồ ghề và thô ráp. Khi bị sẹo rỗ, tốt nhất bạn nên thăm khám Bác sĩ da liễu sớm để hiểu rõ sẹo rỗ là gì và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất, nhằm cải thiện kết cấu da hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Sẹo rỗ có lây lan không?
Sẹo rỗ không thể lan rộng ra các vùng da khác hoặc lây từ người này sang người khác. Bởi sẹo rỗ hình thành do các tổn thương trên da, nếu da không bị tổn thương thì sẹo rỗ không thể xuất hiện.
Điều trị sẹo có có đau không?
Điều trị sẹo rỗ có đau hay không còn phục thuộc vào phương pháp điều trị và khả năng chịu đựng của mỗi người. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng. Trong trường hợp cần thiết, Bác sĩ sẽ tiến hành thoa/tiêm thuốc tê để hạn chế cảm giác đau khi điều trị.