Kiểm duyệt nội dung: DS. Ori Derm
Chuyên khoa: Dược
Cập nhật:
1. Mụn ẩn là gì?
Mụn ẩn là một dạng mụn không viêm có nhân nằm sâu trong nang lông dưới bề mặt da (mụn đầu trắng) hoặc một phần trồi lên bề mặt da (mụn đầu đen), thường xuất hiện ở vùng da tập trung tuyến bã như mụn ẩn ở má, trán, cằm, ngực, lưng… Loại mụn này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ tuổi dậy thì cho tới người trưởng thành.
Do nằm sâu trong da, mụn ẩn thường khó điều trị hơn so với các loại mụn khác.
2. Cơ chế hình thành và phát triển mụn ẩn
Có thể nói bất kì loại mụn nào hình thành trên da cũng đều liên quan đến hoạt động của tuyến bã nhờn và lỗ chân lông. Khi chúng ta hiểu được cơ chế hình thành sẽ dễ dàng tìm ra các phương pháp xử lý mụn hiệu quả.
- Tăng tiết nhờn: Tuyến bã nhờn trên da tăng tiết dẫn đến dư thừa, làm tắc nghẽn nang lông.
- Bít tắc nang lông: Nang lông bị tắc bởi tế bào da chết, bã nhờn, khói bụi, lớp trang điểm,.. sinh ra mụn không viêm (mụn đầu đen, mụn đầu trắng).
- Vi khuẩn gây mụn (C. Acnes) phát triển mạnh: C. Acnes thường sống trên bề mặt da, khi gặp bã nhờn sẽ sinh sôi và phát triển gây viêm. Biểu hiện chính là đỏ da tại chỗ và đau, ngứa xuất hiện trên da.
- Giai đoạn viêm: Vi khuẩn mụn tiếp tục tấn công sâu gây viêm, mủ tích tụ thành các khối lớn. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây tổn thương tới lớp hạ bì và trung bì của da, phá vỡ tổ chức mô liên kết bên dưới da. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da sau khi lành.
3. Dấu hiệu mụn ẩn dưới da
Bạn có thể nhận diện tình trạng da bị mụn ẩn qua các đặc điểm dưới đây:
- Nhân mụn ẩn sâu dưới da: Nhân mụn không tiếp xúc với không khí nên thường có màu gần trùng với màu da, do đó khó để nhìn thấy mụn ẩn bằng mắt thường từ xa, chỉ khi nhìn với cự ly gần bạn mới thấy mụn ẩn hiện diện thành từng đám.
- Kích thước mụn ẩn khá nhỏ: Do mụn ẩn nhẹ có nhân nằm sâu bên trong nang lông, không có đầu nhân, nên biểu hiện bên ngoài chỉ là những nốt nhỏ li ti.
- Mụn ẩn thường mọc thành từng cụm: Mụn ẩn trên trán, má, cằm,… ít khi mọc riêng lẻ mà thường mọc thành từng cụm.
- Cảm nhận da sần sùi, thô ráp khi sờ vào: Mặc dù mụn ẩn không thể nhìn thấy rõ, nhưng khi sờ lên vùng da chứa mụn thường có cảm giác rất thô ráp, sần sùi.
- Không viêm, không sưng, không đau nhức: Mụn ẩn đỏ thường không gây viêm, sưng hay đau nhức, nên nhiều người thường chủ quan không điều trị mụn từ sớm.
Phân biệt đặc điểm mụn ẩn với sợi bã nhờnSợi bã nhờn thường bị nhầm lẫn là mụn ẩn hoặc mụn đầu đen. Thực tế sợi bã nhờn là những ống hình trụ nhỏ chứa bã nhờn màu trắng vàng, khi tiếp xúc không khí khói bụi cũng bị oxi hóa sang màu đậm hơn màu da. Do đó, thoạt nhìn trông giống mụn đầu trắng, mụn đầu đen nhưng sợi bã nhờn không phải mụn và không có nhân. Lưu ý, không nên cố nặn sợi bã nhờn bằng tay hoặc các dụng cụ không vệ sinh khi lỗ chân lông còn khít vì có thể gây viêm nhiễm dẫn đến khả năng tạo sẹo xấu. |
4. Phân loại mụn ẩn
- Mụn đầu trắng (Open comedones): Là một loại mụn ẩn không viêm còn có các tên gọi khác là nhân trứng cá đóng,… nhân mụn nằm sâu trong nang lông dưới da, lỗ chân lông bị tắc hoàn toàn.
- Mụn đầu đen (Closed comedones): Là một loại mụn ẩn không viêm, tên gọi khác là nhân trứng cá mở; một phần nhân mụn trồi ra khỏi mặt da, tiếp xúc với không khí bên ngoài bị oxy hoá nên bề mặt có màu đen.
- Vi nhân mụn (Microcomedones): Nhân mụn rất nhỏ không thể thấy bằng mắt thường.
- Nhân trứng cá lớn (Macrocomedones): Nhân trứng cá đóng đường kính lớn hơn 2-3cm.
- Nhân trứng cá khổng lồ (Giant comedones): Mụn dạng nang, một phần trồi lên bề mặt da nên bề mặt có màu đen.
- Mụn trứng cá tuổi già (Solar comedones-Favre-Racouchot’s Diseases): Nhân trứng cá xuất hiện ở người lớn tuổi, vị trí thường gặp ở gò má hoặc cằm, do lão hoá da do ánh nắng.
5. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra mụn ẩn
Để có cách trị mụn ẩn dưới da hiệu quả, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra mụn. Cụ thể như sau:
- Vệ sinh da chưa sạch: Một trong những nguyên nhân gây ra mụn ẩn sưng đỏ là vệ sinh da chưa sạch, quên tẩy trang. Khi da mặt bẩn, còn thêm cả những bước dưỡng chất tiếp theo sẽ dẫn đến tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc bởi bã nhờn dư thừa, và vi khuẩn từ đó cũng tăng lên nhanh chóng, lâu dần sẽ hình thành mụn ẩn.
Vệ sinh da chưa sạch là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da mụn ẩn.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Có không ít trường hợp dù đã làm sạch và chăm sóc da rất kỹ càng, nhưng vẫn phát hiện mụn ẩn ở má, trán, cằm,… là do dùng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. Ngoài ra, một số thành phần trong sản phẩm cũng có thể sinh nhân mụn bạn cần tránh là: Lanolin, petrolatum, dầu khoáng, silicones, bơ cocoa, bơ hạt mỡ, các thành phần gốc dầu (dầu dừa, dầu hạnh nhân),…
- Lạm dụng mỹ phẩm: Nếu bạn thực hiện với tần suất quá nhiều, hoặc trang điểm quá dày sẽ khiến làn da bạn không được thông thoáng. Thậm chí khi mụn mọc lên một số người còn có thói quen dùng mỹ phẩm để che đi khuyết điểm. Điều này không hề tốt cho da, mà chỉ làm cho tình trạng mụn nặng nề hơn, gây ảnh hưởng không nhỏ sau này.
- Tổn thương nang lông: Do chấn thương từ thao tác nặn mụn thô bạo, tẩy rửa quá mức, lột da/xâm lấn không đúng kỹ thuật.
- Ô nhiễm môi trường: Môi trường sống ô nhiễm là nguyên nhân gây mụn ẩn thường gặp. Khi làn da thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân của môi trường, đặc biệt là bụi bẩn sẽ tích tụ trên da, len lỏi vào những lỗ chân lông, gây tắc nghẽn, từ đó sinh ra mụn ẩn.
- Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: Nguyên nhân mụn ẩn trên trán, má, cằm có thể xuất hiện do những thói quen xấu hằng ngày như hay dùng tay sờ da mặt làm cho vi khuẩn tích tụ, sử dụng vỏ gối dơ, khăn mặt dơ, ăn uống nhiều thực phẩm ngọt, béo dầu mỡ, các chế phẩm từ sữa, thức khuya, uống ít nước,…
- Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố kích thích tuyến bã nhờn tăng tiết dầu nhờn, kết hợp với tế bào chết và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài sẽ hình thành nhân mụn ẩn. Do đó, người đang trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai là những đối tượng dễ bị nổi mụn ẩn.
- Do di truyền: Tuy có ít nghiên cứu điều tra cơ sở di truyền của mụn, nhưng nguyên nhân bị mụn ẩn có thể xuất hiện phổ biến hơn ở những người có tiền sử gia đình bị mụn.
- Do dùng thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid, thuốc kháng lao, thuốc hormone giáp, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mụn ẩn.