Kiểm duyệt nội dung: DS. Ori Derm
Chuyên khoa: Dược
Cập nhật:
Mụn mủ ở mặt không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người mắc phải. Hãy cùng Ori Derm khám phá sâu về loại mụn này, bao gồm nguyên nhân hình thành, dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị hiệu quả, giúp da hết mụn nhanh chóng.
Tất Tần Tật Về Mụn Mủ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Mụn mủ là gì? Các dấu hiệu thường gặp
Mụn viêm mủ là những nốt mụn bị sưng đỏ trên da, bên trong mụn có chứa dịch mủ màu trắng hoặc màu vàng, cùng với hỗn hợp gồm dầu nhờn, tế bào chết và vi khuẩn. Đây là một dạng mụn viêm được hình thành ngay dưới lỗ chân lông, nguyên nhân là do sự xâm nhập của vi khuẩn.
Mụn mủ là gì? Các dấu hiệu thường gặp
Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết mụn viêm mủ và phân biệt chúng với các loại mụn khác:
Mụn sưng đỏ có kích thước lớn khoảng 5mm đến 10mm.
Khi chạm vào sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu.
Phần đầu mụn trồi lên bề trên, có màu trắng hoặc màu vàng.
Vùng da xung quanh mụn cũng bị sưng đỏ và căng tức.
Loại mụn này thường bị nhầm lẫn với mụn nhọt, nhưng chúng dễ bị kích ứng hơn, khi sưng đỏ sẽ có cảm giác đau nhức, đồng thời có kích thước lớn hơn so với mụn nhọt. Mụn viêm mủ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên mặt và cơ thể, ví dụ như mũi, má, trán, xung quanh quai hàm, thái dương,... Đặc biệt là những nơi có tuyến dầu hoạt động mạnh.
Khi phát hiện sớm sự xuất hiện của mụn viêm mủ, dù ở bất cứ vị trí nào, bạn cần phải có phương án điều trị thích hợp. Điều này nhằm giúp loại bỏ kịp thời “ổ vi khuẩn” trong mụn, tránh tình trạng vi khuẩn lây lan sang các khu vực khác, làm mụn trở nên dày đặc hơn.
Những nguyên nhân gây mụn mủ trắng
Mụn có mủ hình thành do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, từ bên trong cho đến bên ngoài cơ thể, bao gồm:
Những nguyên nhân gây mụn mủ trắng
Sự phát triển của vi khuẩn P.Acnes: Vi khuẩn P.Acnes luôn tồn tại trên da một cách vô hại nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng có thể phát triển quá mức và gây ra tình trạng viêm nhiễm, từ đó hình thành mụn.
Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh: Tuyến bã nhờn có vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm cho da. Tuy nhiên, nếu nó hoạt động quá mức, sẽ dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông, tạo cơ hội cho mụn hình thành.
Vệ sinh da không đúng cách: Nếu làn da không được làm sạch đúng cách, các tạp chất, tế bào chết tích tụ sâu trong lỗ chân lông lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm, dẫn đến sự xuất hiện của mụn chứa mủ. Ngoài ra, việc chà xát mạnh trong lúc vệ sinh cũng có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Rối loạn hormone: Thay đổi nội tiết tố trong các giai đoạn như tuổi dậy thì, mang thai hay tiền mãn kinh có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Khi dầu thừa kết hợp với các tạp chất sẽ trở thành một trong những nguyên nhân gây mụn.
Dùng mỹ phẩm kém chất lượng: Sử dụng mỹ phẩm chứa hóa chất độc hại có thể gây tổn thương và kích ứng cho da, làm viêm nhiễm và dễ xuất hiện mụn có mủ.
Môi trường sống ô nhiễm: Sống trong môi trường nhiều bụi bẩn và ô nhiễm, đặc biệt dưới nắng nóng, có thể khiến da tiết dầu nhiều và tích tụ tạp chất, tạo điều kiện cho mụn phát triển.
Lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, lạm dụng đồ ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da. Trong khi thức khuya và thiếu ngủ cũng làm cho làn da không được nghỉ ngơi, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành mụn.
Ngoài ra, mụn viêm mủ còn được hình thành do sự phát triển của mụn trứng cá, mụn nhọt. Khi các loại mụn này không được điều trị đúng cách, chúng có thể gây viêm lỗ chân lông và tạo thành dịch mủ. Việc nắm rõ các nguyên nhân này sẽ giúp bạn xử lý kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn gây mụn, góp phần hạn chế sự phát triển của chúng và ngăn ngừa sẹo sau mụn.
Có nên tự nặn mụn mủ sưng to tại nhà không?
Nếu nặn mụn không đúng cách có thể làm tổn thương lớp hàng rào bảo vệ của da, gây ra sẹo vĩnh viễn và rất khó điều trị. Việc này còn tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng lây lan vào các lỗ chân lông khác. Ngoài ra, tự nặn mụn còn khiến nhân mụn bị đẩy sâu vào trong da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và làm chậm quá trình tự chữa lành của da. Từ đó kéo dài thời gian tồn tại của mụn, gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, bạn không nên tự ý nặn mụn viêm mủ tại nhà.
Có nên tự nặn mụn trên mặt tại nhà không?
Nếu bạn thực sự muốn nặn chúng, hãy thực hiện khi cồi mụn đã chín, đồng thời sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để quá trình lấy nhân mụn được diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn, hạn chế các tổn thương trên da.
Trước khi tiến hành nặn mụn, đừng quên sát khuẩn tay và các dụng cụ một cách cẩn thận. Với tay, cách đơn giản nhất là sử dụng nước diệt khuẩn để loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho da. Đối với dụng cụ nặn mụn, bạn có thể tiệt trùng bằng nước sôi, cồn 70 độ hoặc thấm dung dịch povidine 10%. Điều này đảm bảo không còn tác nhân nào khiến mụn lây lan và sinh sôi.
Quá trình nặn mụn, bạn cần loại bỏ hoàn toàn dịch mủ bên trong để ngăn chặn chúng quay trở lại. Nhằm đạt hiệu quả tốt nhất, Ori Derm khuyên bạn nên đến các cơ sở thẩm mỹ hay phòng khám da liễu uy tín để thăm khám và lấy nhân mụn chuẩn y khoa.
Cách trị mụn mủ ở mặt bằng thuốc/sản phẩm đặc trị
Tình trạng mụn viêm mủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của làn da. Để điều trị loại mụn này, việc chọn lựa sản phẩm hoặc thuốc đặc trị phù hợp là rất quan trọng. Nên ưu tiên sản phẩm chứa các thành phần chống viêm, kháng khuẩn nhằm giúp giảm sưng, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và làm thông thoáng lỗ chân lông.
Thuốc tránh thai hàng ngày
Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày để điều trị mụn có mủ là một trong những cách được các bác sĩ da liễu khuyến khích. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với đối tượng là phụ nữ và không nằm trong danh sách chống chỉ định của thuốc tránh thai.
Thuốc tránh thai hàng ngày
Loại thuốc này có tác dụng cần bằng nội tiết tố bên trong cơ thể, điều hòa hoạt động của tuyến dầu và bã nhờn trên da. Từ đó giúp ngăn ngừa mụn bùng phát, giảm các triệu chứng của mụn như sưng viêm và đỏ, cải thiện hiệu quả tình trạng mụn có mủ, ngay cả khi ở mức độ nặng.
Sử dụng Retinol
Retinol là một thành phần thường có trong các loại kem hoặc gel bôi ngoài da. Chúng có tác dụng làm sạch lỗ chân lông bằng cách phá vỡ sự tích tụ của bã nhờn và bụi bẩn, đồng thời nhẹ nhàng tẩy tế bào chết ở lớp thượng bì. Điều này giúp ngăn chặn sự hình thành của nhiều loại mụn, kể cả mụn viêm.
Ngoài ra, Retinol còn có khả năng len lỏi sâu vào các tế bào da ở lớp trung bì và hạ bì để thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và elastin. Qua đó giúp làm mờ sẹo mụn và ngăn ngừa sự hình thành sẹo mới.
Trị mụn mủ bằng Acid Salicylic
Salicylic Acid là một thành phần nổi bật trong công cuộc điều trị mụn nhờ khả năng phá vỡ nhanh các liên kết của acid béo và dầu thừa trên da, từ đó kiểm soát hiệu quả lượng dầu tiết ra. Song, Salicylic Acid cũng giúp loại bỏ lượng lớn các tạp chất, cho lỗ chân lông thông thoáng và giảm thiểu nguy cơ hình thành mụn.
Trị mụn mủ bằng Acid Salicylic
Có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng Salicylic Acid an toàn và hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá ở mức độ nhẹ đến trung bình. Nó không chỉ làm giảm tình trạng sưng viêm và mẩn đỏ mà còn giúp tăng cường tốc độ làm lành vết thương do mụn gây ra.
Hết mụn viêm mủ với Benzoyl peroxide
Benzoyl peroxide được chỉ định để điều trị tại chỗ tình trạng mụn trứng cá từ nhẹ đến vừa. Đây cũng là thuốc bổ trợ trong phác đồ điều trị mụn trứng cá nặng hoặc mụn có mủ. Hoạt chất này phát huy tác dụng nhờ khả năng xâm nhập và thẩm thấu vào lỗ chân lông, làm chậm quá trình phát triển của mụn và tiệt diệt các vi khuẩn gây mụn.
Nếu lần đầu sử dụng Benzoyl peroxide, bạn chỉ nên bôi một lớp gel mỏng với nồng độ 5% cho các khu vực bị mụn viêm. Điều này giúp da dễ dàng thích nghi với thuốc và hạn chế các kích ứng có thể xảy ra.
Mặc dù mang lại hiệu quả cao, nhưng việc sử dụng thuốc tránh thai, Retinol, Acid Salicylic hay Benzoyl peroxide đều có thể mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn cần tham vấn ý kiến Bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.
Gợi ý cách trị mụn mủ bằng phương pháp tự nhiên
Ngoài những loại thuốc kể trên, việc điều trị mụn viêm mủ bằng nguyên liệu tự nhiên cũng được nhiều người quân tâm. Phương pháp có ưu điểm là dễ thực hiện với các nguyên liệu giá rẻ, dễ tìm giúp bạn tiết kiệm chi phí và đặc biệt là ít gây tác dụng phụ.
Sử dụng rau diếp cá để giảm tình trạng viêm
Thành phần Quercetin và Isoquercetin trong rau diếp cá có khả năng kháng khuẩn và giảm viêm nhiễm mạnh mẽ trên da mụn. Ngoài ra, loại dược liệu này còn giàu vitamin và các khoáng chất giúp cấp ẩm, điều tiết bã nhờn và thúc đẩy quá trình phục hồi da hiệu quả hơn.
Sử dụng rau diếp cá để giảm tình trạng viêm
Bạn có thể áp dụng rau diếp cá để điều trị mụn bọc mủ theo cách sau:
Rửa sạch rau diếp cá, đem đi xay nhuyễn để tạo thành hỗn hợp. Sau đó ép để lấy nước cốt. Ngoài ra, bạn có thể dùng bột diếp cá thay cho lá diếp cá tươi để tiết kiệm thời gian chuẩn bị.
Dùng bông tẩy trang thấm nước cốt vừa ép được, thoa đều lên vùng da có mụn.
Để da nghỉ ngơi khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Lặp lại quy trình này từ 2-3 lần mỗi tuần để thấy hiệu quả giảm mụn nhanh chóng.
Trị mụn viêm mủ bằng mật ong
Mật ong nổi bật với khả năng diệt khuẩn và giảm viêm, rất phù hợp để điều trị mụn bọc mủ. Đặc biệt, với trường hợp bị mụn viêm đỏ thì mật ong có thể hút sạch tạp chất ra khỏi mụn nhằm cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, các thành phần như vitamin B, axit béo, peptit, chất chống oxy hóa, axit amin,... trong mật ong còn mang lại hiệu quả tương đối tốt trong việc làm dịu các nốt mụn, giảm mẩn đỏ và làm mờ vết thâm.
Cách bước thực hiện:
Làm sạch bụi bẩn, bã nhờn trên da mặt bằng sản phẩm tẩy trang hoặc nước ấm.
Sử dụng tăm bông để lấy một ít mật ong và thoa đều lên vùng da bị mụn.
Để mật ong thẩm thấu vào da khoảng 30 phút. Sau đó, rửa sạch lại bằng nước ấm.
Kiên trì đắp mặt nạ mật ong sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm và sưng đỏ tại vùng da bị mụn trong vài ngày.
Loại bỏ mụn có mủ bằng lá trà xanh
Trong mỗi lá trà xanh có chứa một loạt các dưỡng chất có lợi cho da như vitamin B, C, E và các khoáng chất khác. Không chỉ hiệu quả trong việc dưỡng da, ngăn chặn lão hóa mà lá trà xanh còn giúp cải thiện tình trạng mụn viêm đáng kể nhờ vào đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm.
Loại bỏ mụn có mủ bằng lá trà xanh
Hướng dẫn đắp mặt nạ trà xanh giảm mụn:
Rửa sạch lá trà xanh, sau đó xay nhuyễn và ép lấy nước cốt từ lá trà.
Nếu dùng bột trà xanh, bạn có thể pha bột với một ít nước ấm để tạo hỗn hợp sền sệt.
Vệ sinh da mặt sạch sẽ để đảm bảo không còn bụi bẩn.
Dùng tăm bông thấm nước cốt trà hoặc hỗn hợp vừa pha được, thoa lên vùng da bị mụn.
Giữ yên trên da khoảng 15-20 phút, sau cùng hãy rửa sạch mặt với nước.
Thực hiện 3-4 lần mỗi tuần để giúp giảm viêm và làm dịu vùng da bị mụn.
Trị mụn mủ trên mặt bằng tinh dầu trà tràm
Với hơn 100 hợp chất có lợi, tinh dầu trà tràm giúp làm dịu và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Các hoạt chất trong tinh dầu vừa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm dị ứng vừa hỗ trợ làm lành các nốt mụn viêm nhanh chóng.
Các bước thực hiện như sai:
Đầu tiên, làm sạch da mặt thật kỹ.
Dùng tăm bông chấm vào tinh dầu tràm trà và thoa trực tiếp lên nốt mụn viêm có mủ.
Để qua đêm và rửa sạch bằng nước vào buổi sáng hôm sau.
Áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng mụn.
Đắp mặt nạ đất sét Bentonite
Mặt nạ đất sét Bentonite là một phương pháp điều trị mụn viêm rất hiệu quả, được các chuyên gia da liễu cũng như các Beauty Blogger đánh giá cao. Bentonite có khả năng hút chất nhờn, loại bỏ tế bào chết và làm sạch lỗ chân lông, từ đó cải thiện tình trạng mụn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Đắp mặt nạ đất sét Bentonite
Cách thực hiện:
Cho một muỗng bột đất sét Bentonite vào chén.
Thêm nước từng chút một và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đạt được độ sệt mịn, không quá loãng cũng không quá đặc.
Làm sạch da mặt.
Dùng cọ hoặc ngón tay thoa đều hỗn hợp lên toàn mặt hoặc tập trung vào những vùng có mụn viêm mủ. Tránh thoa vào vùng da nhạy cảm như quanh mắt và môi.
Để mặt nạ khô, sau 15-20 phút hãy rửa sạch mặt nạ bằng nước ấm.
Nên áp dụng mặt nạ đất sét này 2 lần mỗi tuần để mang lại hiệu quả như mong đợi.
Tùy thuộc vào mức độ phát triển của mụn viêm mủ, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc sử dụng các biện pháp tự nhiên. Dù bạn chọn phương pháp nào, hãy nhớ thử nghiệm phản ứng của da trên một vùng nhỏ trước khi áp dụng sản phẩm cho toàn bộ khuôn mặt. Điều này giúp đảm bảo an toàn và tránh kích ứng da.
Người bị nổi mụn mủ nên ăn gì và kiêng gì để ngừa sẹo?
Thực phẩm là một trong những tác nhân có thể khiến cho mụn chứa mủ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bị mụn viêm mủ cần cân nhắc thực đơn của mình trong mỗi bữa ăn. Việc cân bằng và đảm bảo chế độ dinh dưỡng là điều cần thiết để mụn viêm nhanh chóng phục hồi.
Người bị nổi mụn có mủ nên ăn gì và kiêng gì để ngừa sẹo?
Các thực phẩm cần bổ sung khi bị mụn viêm mủ
Probiotics giúp cân bằng vi khuẩn trong dạ dày và cải thiện tình trạng da.
Thực phẩm giàu kẽm như thịt động vật, hạt hạnh nhân,... sẽ giúp kiểm soát tình trạng da và giảm viêm cực kỳ tốt.
Trà xanh có khả năng kháng viêm và giúp làm dịu làn da, hỗ trợ giảm mụn.
Thực phẩm cung cấp omega-3 như cá hồi, hạt lanh và dầu cá,... giúp nuôi dưỡng làn da và giảm viêm.
Rau xanh và trái cây giúp cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa cần thiết cho da khỏe mạnh.
Các thực phẩm nên tránh xa
Các thực phẩm có thể làm tăng nhiệt độ của cơ thể như gia vị (gừng, tiêu, ớt tỏi), trái cây có tính nóng (chôm chôm, vải, nhãn, mận), mì cay, sa tế và đồ uống có cồn, cà phê,...
Thực phẩm ngọt như bánh kẹo, sữa, đường, nước ngọt và kem. Chúng có thể làm tăng tiết dầu nhờn trên da.
Thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn. Những món này thường chứa nhiều dầu mỡ, khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dễ gây bít tắc lỗ chân lông.
Thực phẩm gây dị ứng tiềm ẩn, chẳng hạn như hải sản, nấm, thịt dê và thịt gà.
Thực phẩm được làm từ nếp, bao gồm xôi, bánh chưng, bánh nếp,... và mẻ có thể làm tình trạng mụn trở thêm tồi tệ và sản sinh nhiều mủ hơn.
Ngoài việc chú trọng đến chế độ ăn uống, bạn cũng nên xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh như ngủ đủ giấc, không thức khuya, tập thể dục thường xuyên và hạn chế stress kéo dài. Điều này không chỉ góp phần cải thiện tích cực tình trạng mụn mà còn giúp nâng cao chất lượng sức khỏe và đời sống của bạn.
Những lưu ý quan trọng cần biết khi điều trị mụn viêm mủ
Để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình điều trị mụn, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
Những lưu ý quan trọng cần biết khi điều trị mụn viêm mủ
Hạn chế việc chạm tay lên mặt, đặc biệt là những khu vực có mụn. Vì điều này có thể làm lây lan vi khuẩn và khiến cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh tự ý nặn hay chích mụn. Hành động này rất dễ gây viêm nhiễm, làm lây lan mụn sang vùng da khác, thậm chí là để lại thâm sẹo hoặc biến dạng mụn.
Nên làm sạch da bằng các sản phẩm nước tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ dành riêng cho da dầu mụn và không chứa các thành phần gây kích ứng như cồn, dầu khoáng, paraben hay hương liệu.
Khi rửa mặt, chỉ nên massage nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh để không làm tổn thương da và kích thích các tuyến bã nhờn.
Hạn chế việc trang điểm nếu không cần thiết. Các sản phẩm như kem nền, phấn phủ hay má hồng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tăng nguy cơ nổi mụn.
Cuối cùng, đừng quên thoa kem chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ da. Ánh nắng mặt trời có thể làm tình trạng mụn nặng hơn và khiến da bị tổn thương hoặc kích ứng.
Nhìn chung, mụn có mủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc/ sản phẩm đặc trị theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ da liễu hoặc áp dụng các nguyên liệu tự nhiên để điều trị mụn mủ. Bên cạnh đó, đừng quên cân bằng chế độ ăn uống và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để làn da được phục hồi hiệu quả từ bên trong.
Câu hỏi thường gặp:
Mụn viêm mủ có tự hết không?
Mụn viêm mủ có thể tự hết hoặc phát triển nghiêm trọng hơn tùy vào cách chăm sóc da và tình trạng mụn của mỗi người. Đối với các nốt mụn nhỏ, chúng có thể vô hại nếu bạn chăm sóc da đúng cách và không tác động nhiều vào nó. Tuy nhiên, nếu thấy mụn lâu hết, bạn cần thăm khám Bác sĩ da liễu để có được biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng viêm nặng, lây lan, hình thành nên nhiều ổ mụn gây khó khăn cho quá trình điều trị, thậm chí còn để lại sẹo.
Nên xử lý như thế nào khi mụn chứa mủ bị vỡ?
Khi mụn có mủ bị vỡ, bạn cần xử lý cẩn thận để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đầu tiên, rửa sạch tay bằng xà phòng. Sau đó, dùng bông sạch hoặc gạc y tế lau sạch máu hoặc dịch mủ của mụn để tránh lây lan sang các vùng da khác. Sau đó, làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, bôi một lượng nhỏ kem kháng sinh lên vết thương để hỗ trợ quá trình phục hồi da. Đừng quên bổ sung độ ẩm cho da, đồng thời bảo vệ vết thương khi ra ngoài. Nếu cần, bạn có chườm đá để giảm tình trạng sưng viêm. Cuối cùng, hạn chế việc chạm vào vết thương để tránh làm vết thương bị nhiễm trùng hoặc kích ứng thêm.